Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huân |
Ngày 26/04/2019 |
84
Chia sẻ tài liệu: Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HSG –SINH 11-SỐ 14
2013-2014, (Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1. (1.5 điểm) Vì sao quá trình giảm phân diễn ra bình thường (không có đột biến) lại có thể tạo ra nhiều loại giao tử có bộ NST khác nhau?
Câu 2 (2.5 điểm)
a. Nhịp tim (tần số co dãn tim) của một số loài động vật như sau .
- Voi 25 đến 40 nhịp/phút
- Cừu 70 đến 80 nhịp/phút
- Mèo 110 đến 130 nhịp/phút
Giải thích tại sao nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể? Vì sao các động vật nêu trên lại có nhịp tim khác nhau?
b. Qui luật hoạt động của tim là gì?
Câu 3. (1.5 điểm)
Xét một vi khuẩn hình cầu có khối lượng khoảng 5.10–13gram, cứ 20 phút thì nhân đôi một lần.
Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu, tính thời gian cần thiết để quần thể vi khuẩn này đạt đến khối lượng 6.1027gram.
Câu 4. (3.5 điểm)
a. Thời gian thế hệ (g) ở vi sinh vật là gì ?
Thời gian thế hệ tùy thuộc những yếu tố nào ?
b. Trình bày và giải thích một thí nghiệm cho thấy rễ cây có tính hướng đất và hướng nước đều theo chiều dương nhưng lại có tính hướng sáng âm (không yêu cầu vẽ hình).
Câu 5. (2.0 điểm)
Sách Sinh học, tập 2, Phillips & Chilton viết : “Trong khi các chồi cây có phản ứng hướng quang (hướng sáng) dương thì rễ thường có tính hướng quang âm và có khuynh hướng quay đi khỏi nguồn sáng”.
Giải thích nguyên nhân và cơ chế làm cho thân và rễ có tính hướng sáng ngược nhau.
Câu 6. (2.5 điểm)
a. Cảm ứng là gì ?
b. Cảm ứng ở một cơ thể Sứa có những đặc điểm gì ?
Câu 7. (2.0 điểm)
Có người cho rằng, vì bao miêlin có tính chất cách điện nên sự lan truyền luồng xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin sẽ chậm hơn rất nhiều so với sợi không có bao miêlin.
Ý kiến này đúng hay sai ? Dùng cơ chế của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh để giải thích.
Câu 8. (1.5 điểm)
Cho biết :
A. Một tác giả viết : “Cùng một nguyên nhân, mà có thể làm cho người này vui mừng nhảy cỡn lên trong khi người khác phải phát khóc…Tôi cho rằng, nếu ta cứ vừa chơi đàn vĩ cầm vừa thử lấy roi đánh thật đau một con chó, nhiều lần liên tiếp như thế, thì sau, chắc chắn chó chỉ cần nghe thấy tiếng đàn là đã tru tréo lên mà bỏ chạy”.
B. Xét thí nghiệm sau : Hòa một ít bột nhôm vào nước nuôi trùng đế giày (trùng cỏ), rồi cứ sau 10 phút lại vớt vài con ra xem. Lúc đầu, thấy không bào tiêu hóa của chúng chứa đầy bột nhôm. Chúng đã ăn nhầm một loại thức ăn không thể tiêu hóa được. Nhưng càng về sau, lượng bột nhôm trong không bào càng giảm và sau 20 giờ “huấn luyện”, trùng đế giày thôi không ăn nhôm nữa.
C. Sau đây là câu chuyện có thật do một nhà khoa học kể lại khi gặp một con tinh tinh tên là Chumley : “…Khi cửa lồng mở, nó bước ra với điệu bộ khoan thai, mạnh dạn. Sau khi nhìn quanh một lượt, nó quay lại tôi, ngửa ra một bàn tay có lòng đỏ hồng với vẻ chán chường của một kẻ bắt tay sành điệu. Nó ngồi vào một chiếc ghế dựa, tỏ ra muốn giải khát. Tôi gọi nhà bếp bảo pha trà, người ta bảo tôi Chumley thích trà lắm. Đoạn tôi ngồi lại, sắp sửa đốt thuốc. Nhưng Chumley gầm gừ và đưa tay ra trước mặt tôi. Tôi đưa nó một điếu thuốc. Tôi rất đổi kinh ngạc khi thấy nó đặt điếu thuốc vào khoé miệng. Tôi đưa hộp diêm cho nó. Nó mở hộp quẹt lấy một que diêm, quẹt lên và đốt thuốc. Sau đó nó liệng hộp diêm lên bàn, tréo chân lại, ngả mình lên ghế dựa và rít thuốc một cách khoái lạc, thở khói ra lỗ mũi như mây…Nó bưng tô trà tôi đưa bằng hai tay, đoạn chỏ môi dưới vào xem trà còn nóng không và trong trường hợp nóng quá nó thổi một hồi rồi mới uống…”.
a. Nội dung của ba đoạn viết trên đây có liên quan đến ba hình thức học tập ở động vật. Xác định tên của các hình thức này.
b. Trình bày nội dung của hình thức học tập được nói đến trong đoạn C trên đây.
Câu 9: (3.
2013-2014, (Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1. (1.5 điểm) Vì sao quá trình giảm phân diễn ra bình thường (không có đột biến) lại có thể tạo ra nhiều loại giao tử có bộ NST khác nhau?
Câu 2 (2.5 điểm)
a. Nhịp tim (tần số co dãn tim) của một số loài động vật như sau .
- Voi 25 đến 40 nhịp/phút
- Cừu 70 đến 80 nhịp/phút
- Mèo 110 đến 130 nhịp/phút
Giải thích tại sao nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể? Vì sao các động vật nêu trên lại có nhịp tim khác nhau?
b. Qui luật hoạt động của tim là gì?
Câu 3. (1.5 điểm)
Xét một vi khuẩn hình cầu có khối lượng khoảng 5.10–13gram, cứ 20 phút thì nhân đôi một lần.
Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu, tính thời gian cần thiết để quần thể vi khuẩn này đạt đến khối lượng 6.1027gram.
Câu 4. (3.5 điểm)
a. Thời gian thế hệ (g) ở vi sinh vật là gì ?
Thời gian thế hệ tùy thuộc những yếu tố nào ?
b. Trình bày và giải thích một thí nghiệm cho thấy rễ cây có tính hướng đất và hướng nước đều theo chiều dương nhưng lại có tính hướng sáng âm (không yêu cầu vẽ hình).
Câu 5. (2.0 điểm)
Sách Sinh học, tập 2, Phillips & Chilton viết : “Trong khi các chồi cây có phản ứng hướng quang (hướng sáng) dương thì rễ thường có tính hướng quang âm và có khuynh hướng quay đi khỏi nguồn sáng”.
Giải thích nguyên nhân và cơ chế làm cho thân và rễ có tính hướng sáng ngược nhau.
Câu 6. (2.5 điểm)
a. Cảm ứng là gì ?
b. Cảm ứng ở một cơ thể Sứa có những đặc điểm gì ?
Câu 7. (2.0 điểm)
Có người cho rằng, vì bao miêlin có tính chất cách điện nên sự lan truyền luồng xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin sẽ chậm hơn rất nhiều so với sợi không có bao miêlin.
Ý kiến này đúng hay sai ? Dùng cơ chế của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh để giải thích.
Câu 8. (1.5 điểm)
Cho biết :
A. Một tác giả viết : “Cùng một nguyên nhân, mà có thể làm cho người này vui mừng nhảy cỡn lên trong khi người khác phải phát khóc…Tôi cho rằng, nếu ta cứ vừa chơi đàn vĩ cầm vừa thử lấy roi đánh thật đau một con chó, nhiều lần liên tiếp như thế, thì sau, chắc chắn chó chỉ cần nghe thấy tiếng đàn là đã tru tréo lên mà bỏ chạy”.
B. Xét thí nghiệm sau : Hòa một ít bột nhôm vào nước nuôi trùng đế giày (trùng cỏ), rồi cứ sau 10 phút lại vớt vài con ra xem. Lúc đầu, thấy không bào tiêu hóa của chúng chứa đầy bột nhôm. Chúng đã ăn nhầm một loại thức ăn không thể tiêu hóa được. Nhưng càng về sau, lượng bột nhôm trong không bào càng giảm và sau 20 giờ “huấn luyện”, trùng đế giày thôi không ăn nhôm nữa.
C. Sau đây là câu chuyện có thật do một nhà khoa học kể lại khi gặp một con tinh tinh tên là Chumley : “…Khi cửa lồng mở, nó bước ra với điệu bộ khoan thai, mạnh dạn. Sau khi nhìn quanh một lượt, nó quay lại tôi, ngửa ra một bàn tay có lòng đỏ hồng với vẻ chán chường của một kẻ bắt tay sành điệu. Nó ngồi vào một chiếc ghế dựa, tỏ ra muốn giải khát. Tôi gọi nhà bếp bảo pha trà, người ta bảo tôi Chumley thích trà lắm. Đoạn tôi ngồi lại, sắp sửa đốt thuốc. Nhưng Chumley gầm gừ và đưa tay ra trước mặt tôi. Tôi đưa nó một điếu thuốc. Tôi rất đổi kinh ngạc khi thấy nó đặt điếu thuốc vào khoé miệng. Tôi đưa hộp diêm cho nó. Nó mở hộp quẹt lấy một que diêm, quẹt lên và đốt thuốc. Sau đó nó liệng hộp diêm lên bàn, tréo chân lại, ngả mình lên ghế dựa và rít thuốc một cách khoái lạc, thở khói ra lỗ mũi như mây…Nó bưng tô trà tôi đưa bằng hai tay, đoạn chỏ môi dưới vào xem trà còn nóng không và trong trường hợp nóng quá nó thổi một hồi rồi mới uống…”.
a. Nội dung của ba đoạn viết trên đây có liên quan đến ba hình thức học tập ở động vật. Xác định tên của các hình thức này.
b. Trình bày nội dung của hình thức học tập được nói đến trong đoạn C trên đây.
Câu 9: (3.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)