ĐỀ KT HKII NV6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KT HKII NV6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Họ và tên: Lớp: 7A...
Trường THCS Thanh Cao Đề kiểm tra Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề )
I.Trắc nghiệm: 5 điểm ( 10 câu, mỗi câu đúng 0,5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng .
1. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo” là:
A. Thần thoại C. Cổ tích
B. Truyền thuyết D. Ngụ ngôn
2. Tổ hợp từ nào là cụm tính từ?
A. Đang dời từng dãy núi. C. Ngọn gió trong lành.
B. Từ từ bay về trời. D. Rất thông minh.
3. Truyện cười khác truyện ngụ ngôn ở điểm nào?
A. Truyện cười tạo không khí vui vẻ còn truyện ngụ ngôn thì trang trọng.
B. Truyện cười thì trình bày trực tiếp nội dung ý nghĩa câu chuyện còn truyện ngụ ngôn thì thể hiện ý nghĩa qua cách nói bóng gió, kín đáo nên truyện ngụ ngôn có ý nghĩa sâu sắc hơn truyện cười.
C. Nhân vật của truyện cười là con người, của truyện ngụ ngôn là loài vật.
D. Truyện cười nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội còn truyện ngụ ngôn nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống một cách bóng bẩy, kín đáo.
4. Chi tiết "Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau" trong Con rồng cháu Tiên thể hiện:
A. đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
B. thống cần cù chăm chỉ trong lao động, dũng cảm anh hùng trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta.
C. nhân vì sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng.
D. thần yêu nước nồng nàn, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
5. Nghĩa của từ là?
A. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng. C. Nghĩa bóng của sự vật.
B. Nội dung mà từ biểu thị. D. Nghĩa đen của sự vật.
6. Em hiểu như thế nào về câu văn:"Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù..."?
A. Dân tộc ấy sẽ không thể bị đồng hoá, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình.
B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình.
C. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở cánh cửa tự do.
D. Gồm cả A, B, C.
7. Tổ hợp nào là cụm động từ?
A. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ.
B. Những dòng nhựa.
C. Chảy trong cây cối.
D. Ký ức của người da đỏ.
8. Vị trí của chỉ từ trong cụm danh từ là ở:
A. Phần trước của danh từ. C. Phần sau liền kề với danh từ.
B. Phần trung tâm cụm danh từ. D. Phần sau cụm danh từ.
9. Vị ngữ của câu: “Hà nội là thủ đô của Việt Nam” có cấu tạo như thế nào?
A. Cấu tạo kiểu : là + một cụm tính từ.
B. Cấu tạo kiểu : là + một cụm động từ.
C. Cấu tạo kiểu : là + một cụm danh từ.
D. Cấu tạo kiểu : là + một kết cấu chủ vị
10. Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải là văn bản nhật dụng ?
A. Lòng yêu nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)