De KT HKI-LOP 5
Chia sẻ bởi Vũ Thị Ngải |
Ngày 10/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: De KT HKI-LOP 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN MÔ
TRƯỜNG TH TẠ UYÊN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt lớp 5
Năm học: 2012-2013
(Thời gian làm bài 80 phút)
II/KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1/CHÍNH TẢ ( 5 điểm)
1/ Chính tả: Đọc cho học sinh viết đoạn văn:
" Chiều hôm ấy ... xin chú gói lại cho cháu" trong bài Chuỗi ngọc lam ( Tiếng Việt 5- tập 1_ trang …).
III. Tập làm văn:
Em hãy tả lại một bạn nhỏ chăm học chăm làm được mọi người quý mến.
I/. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1/ Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
Nhân cách quý hơn tiền bạc
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:
- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Liệu có được không?
Viên quan tâu:
- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đính Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:
- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này công quỹ.
Vua Minh Tông đáp:
Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao!
Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.
Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.
Theo Quỳnh Cư
Dựa vào bài đọc trên, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Vì sao vua Nguyên phong tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu” Lưỡng quốc Trạng nguyên”?
A. Vì Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Trung Quốc hai lần.
B. Vì vua khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi.
C. Vì Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên ở cả hai nước.
D. Vì vua gặp gỡ Mạc Đĩnh Chi và cảm thấy quý mến ông.
2. Thấy Mạc Đĩnh Chi nghèo túng, vua Minh Tông đã giúp đỡ ông bằng cách nào?
A. Cho người đem tiền đến để biếu
B. Cho mời ông đến nhận tiền biếu
C. Cho ông lĩnh thêm tiền ở trong kho
D. Cho người lén bỏ tiền vào nhà ông
3. Câu chuyện tập trung ca ngợi điều gì đáng quý ở Mạc Đĩnh Chi?
A. Thông minh, giỏi thơ văn, đối đáp sắc bén
B. Học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước
C. Sống liêm khiết, trung thực, trọng nhân cách
D. Sống thanh bạch, đạm bạc và nghèo túng
4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trung thực
A. thẳng thắn B. giả dối
C. gan dạ D. anh hùng
5. Tìm và ghi lại một câu có sử dụng cặp quan hệ từ trong bài. Cặp quan hệ từ đó biểu thị mối quan hệ gì?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
6. Từ “nhà” trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển:
A. nhà cửa B. nhà ở C. nhà nghèo túng
7. Chủ ngữ trong câu: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.” là:
A. Vua
B. Vua rất cảm kích
C. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực
D. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc
2. Đọc thành tiếng
TRƯỜNG TH TẠ UYÊN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt lớp 5
Năm học: 2012-2013
(Thời gian làm bài 80 phút)
II/KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1/CHÍNH TẢ ( 5 điểm)
1/ Chính tả: Đọc cho học sinh viết đoạn văn:
" Chiều hôm ấy ... xin chú gói lại cho cháu" trong bài Chuỗi ngọc lam ( Tiếng Việt 5- tập 1_ trang …).
III. Tập làm văn:
Em hãy tả lại một bạn nhỏ chăm học chăm làm được mọi người quý mến.
I/. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1/ Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
Nhân cách quý hơn tiền bạc
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:
- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Liệu có được không?
Viên quan tâu:
- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đính Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:
- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này công quỹ.
Vua Minh Tông đáp:
Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao!
Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.
Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.
Theo Quỳnh Cư
Dựa vào bài đọc trên, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Vì sao vua Nguyên phong tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu” Lưỡng quốc Trạng nguyên”?
A. Vì Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Trung Quốc hai lần.
B. Vì vua khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi.
C. Vì Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên ở cả hai nước.
D. Vì vua gặp gỡ Mạc Đĩnh Chi và cảm thấy quý mến ông.
2. Thấy Mạc Đĩnh Chi nghèo túng, vua Minh Tông đã giúp đỡ ông bằng cách nào?
A. Cho người đem tiền đến để biếu
B. Cho mời ông đến nhận tiền biếu
C. Cho ông lĩnh thêm tiền ở trong kho
D. Cho người lén bỏ tiền vào nhà ông
3. Câu chuyện tập trung ca ngợi điều gì đáng quý ở Mạc Đĩnh Chi?
A. Thông minh, giỏi thơ văn, đối đáp sắc bén
B. Học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước
C. Sống liêm khiết, trung thực, trọng nhân cách
D. Sống thanh bạch, đạm bạc và nghèo túng
4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trung thực
A. thẳng thắn B. giả dối
C. gan dạ D. anh hùng
5. Tìm và ghi lại một câu có sử dụng cặp quan hệ từ trong bài. Cặp quan hệ từ đó biểu thị mối quan hệ gì?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
6. Từ “nhà” trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển:
A. nhà cửa B. nhà ở C. nhà nghèo túng
7. Chủ ngữ trong câu: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.” là:
A. Vua
B. Vua rất cảm kích
C. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực
D. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc
2. Đọc thành tiếng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Ngải
Dung lượng: 75,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)