Đề KT giữa kì I môn đọc hiểu lớp 5
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà |
Ngày 10/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Đề KT giữa kì I môn đọc hiểu lớp 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Trường TH Xuyên Mộc
Tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : 5A . . . .
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2011– 2012
MÔN: ĐỌC HIỂU – LỚP 5
Thời gian : 30 phút
Điểm:
Chữ ký giám thị:
Chữ ký giám khảo:
A/ Đọc thầm : Học sinh đọc thầm bài văn sau đây từ 5 đếùn 10 phút sau đó làm các bài tập bên dưới.
Mùa nước nổi
Không biết tự bao giờ người dân quê tôi đã gọi mùa nước nổi tháng mười bằng hai tiếng thân thương : tháng nước ! Ôi, khắp nơi là nước ! Những đồng ruộng mới ngày nào còn vàng bông, nặng trĩu hạt, vậy mà giờ đây chỉ còn là biển nước mênh mông, nước ngập quá đầu người lớn. Con đường đất quê tôi mấp mé ngập, nhiều chỗ người ta có thể kéo xuồng qua lại một cách dễ dàng.
Hồi nhỏ, mỗi khi đến mùa nước nổi, tôi thích nhất là được cùng mấy đứa nhỏ trong xóm bơi xuồng đi bẻ cà na, đi câu cá hay đi hái điên điển, rau muống… Đó có thể coi là những ngày hè của bọn tôi bởi vì quê tôi nhà trường hay cho học sinh nghỉ vào mùa lũ. Suốt ngày trong đồng, nhiều khi tay chân bị nước ăn lở loét hết nhưng bọn tôi vẫn thấy vui, không đứa nào chịu ở nhà. Tháng nước mà, ở nhà buồn chết! Người lớn cũng vậy. Ai giăng câu giăng lưới thì giăng, ai đặt lộp, đặt lờ thì đặt… Mỗi người mỗi chuyện, không ai không tìm cho mình một phương kế sinh nhai trong những ngày đồng quê đầy nước. Tờ mờ sáng mọi người đã lục tục xuống xuồng. Đàn ông vô đồng, đàn bà mang cá mắm ra chợ bán (Có nhiều năm nước ngập cao quá, phải họp chợ bằng xuồng, vui lắm!).
Hồi đó, dân quê tôi hay có thói quen là cứ mỗi buổi chiều, khi cơm nước, tắm rửa xong, nhà nào cũng bơi xuồng ra khoảng đồng trống rồi đậu lại đó để hóng mát. Lúc đầu chỉ một hai xuồng, sau lên tới mấy chục. Người lớn hỏi han nhau về những luồng câu, mẻ lưới…, con nít ngồi nghe, đùa giỡn, tát nước nhau… Nhiều khi có vài anh choai choai hứng chí, ra bơi đua biểu diễn! Cứ thế buổi “họp mặt” kéo dài từ chiều cho tới tối.
Đêm. Thả cho xuồng trôi bồng bềnh theo dòng nước, nằm ngửa nhìn bầu trời thăm thẳm, lâu lâu có một cơn gió mát rượi thổi qua, nghe xa xa tiếng ca vọng cổ ngân vang mà lòng bỗng thanh thoát lạ kỳ! Không biết những đêm quê yên bình ấy đã nuôi dưỡng bao nhiêu hồn thơ của thi sĩ? Đối với tôi, bây giờ và mãi mãi về sau, những kỷ niệm bình yên ấy vẫn còn hiện hữu trong lòng.
Theo Trương Chí Hùng
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ (0.5d) Mùa nước nổi thường xảy ra khi nào ?
a. Vào tháng 5. b. Vào tháng 10.
c. Vào tháng 1.. d. Quanh năm.
2/ (0.5d) Vào mùa nước nổi, người nông dân sinh sống bằng nghề gì ?
a. Họ cấy lúa. b. Họ đi giăng lưới, đặt lộp, đặt lờ.
c. Họ làm nương, rẫy. d. Họ không làm gì hết
3/ (0.5d) Vào mùa nước nổi, cuộc sống ở làng quê của tác giả như thế nào ?
a. Rất vui tươi và no ấm b. Buồn tẻ, trầm lắng.
c. Rất khó khăn vì nước ngập mênh mông d. Vẫn bình thường như mọi ngày.
4/ (0.5d) Khi chiều xuống, những người nông dân làm gì ?
a. Họ xem ti vi, ăn nhậu.
b. Họ bơi xuồng ra giữa đồng nước để hóng mát, hỏi han nhau.
c. Họ tụ tập lại để hát vọng cổ cho nhau nghe.
d. Họ tổ chức các lễ hội.
5/ (0.5d) Vì sao tác giả gọi “mùa nước nổi” là “mùa hè của bọn tôi” ?
a. Vì học sinh vẫn đến trường để học.
b. Vì đây là mùa trẻ em bơi xuồng đi bẻ cà na, đi câu cá hay đi hái điên điển, rau muống.
c. Vì ở đây
Tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : 5A . . . .
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2011– 2012
MÔN: ĐỌC HIỂU – LỚP 5
Thời gian : 30 phút
Điểm:
Chữ ký giám thị:
Chữ ký giám khảo:
A/ Đọc thầm : Học sinh đọc thầm bài văn sau đây từ 5 đếùn 10 phút sau đó làm các bài tập bên dưới.
Mùa nước nổi
Không biết tự bao giờ người dân quê tôi đã gọi mùa nước nổi tháng mười bằng hai tiếng thân thương : tháng nước ! Ôi, khắp nơi là nước ! Những đồng ruộng mới ngày nào còn vàng bông, nặng trĩu hạt, vậy mà giờ đây chỉ còn là biển nước mênh mông, nước ngập quá đầu người lớn. Con đường đất quê tôi mấp mé ngập, nhiều chỗ người ta có thể kéo xuồng qua lại một cách dễ dàng.
Hồi nhỏ, mỗi khi đến mùa nước nổi, tôi thích nhất là được cùng mấy đứa nhỏ trong xóm bơi xuồng đi bẻ cà na, đi câu cá hay đi hái điên điển, rau muống… Đó có thể coi là những ngày hè của bọn tôi bởi vì quê tôi nhà trường hay cho học sinh nghỉ vào mùa lũ. Suốt ngày trong đồng, nhiều khi tay chân bị nước ăn lở loét hết nhưng bọn tôi vẫn thấy vui, không đứa nào chịu ở nhà. Tháng nước mà, ở nhà buồn chết! Người lớn cũng vậy. Ai giăng câu giăng lưới thì giăng, ai đặt lộp, đặt lờ thì đặt… Mỗi người mỗi chuyện, không ai không tìm cho mình một phương kế sinh nhai trong những ngày đồng quê đầy nước. Tờ mờ sáng mọi người đã lục tục xuống xuồng. Đàn ông vô đồng, đàn bà mang cá mắm ra chợ bán (Có nhiều năm nước ngập cao quá, phải họp chợ bằng xuồng, vui lắm!).
Hồi đó, dân quê tôi hay có thói quen là cứ mỗi buổi chiều, khi cơm nước, tắm rửa xong, nhà nào cũng bơi xuồng ra khoảng đồng trống rồi đậu lại đó để hóng mát. Lúc đầu chỉ một hai xuồng, sau lên tới mấy chục. Người lớn hỏi han nhau về những luồng câu, mẻ lưới…, con nít ngồi nghe, đùa giỡn, tát nước nhau… Nhiều khi có vài anh choai choai hứng chí, ra bơi đua biểu diễn! Cứ thế buổi “họp mặt” kéo dài từ chiều cho tới tối.
Đêm. Thả cho xuồng trôi bồng bềnh theo dòng nước, nằm ngửa nhìn bầu trời thăm thẳm, lâu lâu có một cơn gió mát rượi thổi qua, nghe xa xa tiếng ca vọng cổ ngân vang mà lòng bỗng thanh thoát lạ kỳ! Không biết những đêm quê yên bình ấy đã nuôi dưỡng bao nhiêu hồn thơ của thi sĩ? Đối với tôi, bây giờ và mãi mãi về sau, những kỷ niệm bình yên ấy vẫn còn hiện hữu trong lòng.
Theo Trương Chí Hùng
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ (0.5d) Mùa nước nổi thường xảy ra khi nào ?
a. Vào tháng 5. b. Vào tháng 10.
c. Vào tháng 1.. d. Quanh năm.
2/ (0.5d) Vào mùa nước nổi, người nông dân sinh sống bằng nghề gì ?
a. Họ cấy lúa. b. Họ đi giăng lưới, đặt lộp, đặt lờ.
c. Họ làm nương, rẫy. d. Họ không làm gì hết
3/ (0.5d) Vào mùa nước nổi, cuộc sống ở làng quê của tác giả như thế nào ?
a. Rất vui tươi và no ấm b. Buồn tẻ, trầm lắng.
c. Rất khó khăn vì nước ngập mênh mông d. Vẫn bình thường như mọi ngày.
4/ (0.5d) Khi chiều xuống, những người nông dân làm gì ?
a. Họ xem ti vi, ăn nhậu.
b. Họ bơi xuồng ra giữa đồng nước để hóng mát, hỏi han nhau.
c. Họ tụ tập lại để hát vọng cổ cho nhau nghe.
d. Họ tổ chức các lễ hội.
5/ (0.5d) Vì sao tác giả gọi “mùa nước nổi” là “mùa hè của bọn tôi” ?
a. Vì học sinh vẫn đến trường để học.
b. Vì đây là mùa trẻ em bơi xuồng đi bẻ cà na, đi câu cá hay đi hái điên điển, rau muống.
c. Vì ở đây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 58,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)