ĐỀ KT CUỐI HKI LỚP 5- TIẾNG VIỆT

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lượng | Ngày 10/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KT CUỐI HKI LỚP 5- TIẾNG VIỆT thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:


Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Thứ ………ngày…… tháng 12 năm 2011
Họ và tên:………………………………………
Lớp: 5…

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Năm học: 2011 - 2012
Môn : Tiếng Việt
Đọc, đọc – hiểu, luyện từ và câu
(Thời gian 30 phút)

Điểm
Nhận xét của thầy (cô) giáo







I.Đọc thầm


TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

Trước đây các tỉnh ven biển nước ta có diện tích rừng ngập mặn khá lớn. Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…, một phần rừng ngập mặn đã mất đi. Hậu quả là lá chắn đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,…đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),…
Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều.
Theo Phan Nguyên Hồng



II. Khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất hoặc hoàn thành bài tập dưới đây:

1. Bài “ Trồng rừng ngập mặn” thuộc chủ điểm nào ?
a. Vì hạnh phúc con người.
b. Giữ lấy màu xanh.
c. Con người với thiên nhiên.
2. Em hiểu thế nào là rừng ngập mặn ?
a. Rừng ven biển bị nước mặn tràn vào.
Rừng ngập sâu trong nước mặn.
c. Rừng vùng ven biển nhiệt đới, phần gốc cây ngập trong nước mặn.
3. Nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn là:
a. Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.
b. Do chiến tranh, thiên tai: bão và sóng lớn.
c. Do các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.
4. Rừng ngập mặn được trồng nhiều ở đâu ?
a. Ở các đảo mới bồi ngoài biển và trên các đồi núi.
Ở ven biển các tỉnh và ở các đảo mới bồi ngoài biển
Ở ven biển các tỉnh và trên các đồi núi .
5. Việc trồng rừng ngập mặn có những ích lợi là ?
a. Bảo vệ mùa màng, thôn xóm.
Thuận lợi cho việc lấn biển, làm đầm nuôi tôm.
Môi trường thay đổi rất nhanh chóng; đê không còn bị xói lở khi bị bão tràn qua; lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú; tăng thêm thu nhập cho người dân.
6. Từ phong phú trong câu “Các loài chim nước cũng trở nên phong phú.” thuộc loại từ gì:
a. Danh từ . b. Động từ. c. Tính từ.
7. Cặp quan hệ từ “ Nhờ… mà…” trong câu “ Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận trong câu?
a. Nguyên nhân - Kết quả . b. Điều kiện - Kết quả . c. Tương phản.
8. Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường ?
a. Đánh các bằng mìn, phủ xanh đồi trọc, buôn bán động vật hoang dã .
b. Trồng cây, phủ xanh đồi trọc, chăm sóc cây trồng.
c. Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện .
9. Các từ: “lá chắn, lá cây, lá bùa” có quan hệ với nhau như thế nào ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lượng
Dung lượng: 107,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)