ĐỀ KT 1 TIẾT

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 19/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KT 1 TIẾT thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

** Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là văn minh
## Sông Hồng.
## Phù Nam.
## Sa Huỳnh.
## Trống đồng.
** Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
## Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
## Khu vực Trung bộ ngày nay.
## Khu vực Nam bộ ngày nay.
## Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
** Kinh tế chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
## nông nghiệp lúa nước.
## săn bắn, hái lượm.
## thương nghiệp.
## thủ công nghiệp.
** Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác kim loại của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
## Trống đồng Đông Sơn.
## Tiền đồng Óc Eo.
## Phù điêu Khương Mỹ.
## Tượng phật Đồng Dương.
** Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
## Trung và Nam Trung bộ.
## Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
## Khu vực Nam bộ.
## Cư trú rải rác trên khắp cả nước.
** Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là
## nông nghiệp lúa nước.
## phát triển thương nghiệp.
## săn bắn, hái lượm.
## trồng trọt, chăn nuôi.
** Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau đây?
## Tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật.
## Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo.
## Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp.
## Phát triển kinh tế thương nghiệp, hàng hải.
** Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Phù Nam thuộc khu vực nào trên đất nước Việt Nam ngày nay?
## Khu vực Nam bộ.
## Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
## Đồng bằng Sông Hồng.
## Trung bộ và Nam bộ.
** Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
## có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa và bên ngoài.
## hình thành bên lưu vực của các con sông lớn.
## chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
## lấy phát triển thương nghiệp làm kinh tế chính.
** Nội dung nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa?
## Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ.
## Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.
## Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
## Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam.
** Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?
## Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa.
## Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
## Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội.

## Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm.
** Điểm giống nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam là gì?
## Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
## Là nhà nước theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến.
## Đứng đầu nhà nước là vua, dưới là Lạc Hầu, Lạc tướng.
## Bộ máy nhà nước đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.
** Nhận xét nào sau đây là đúng về đặc điểm của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam?
## Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa bên ngoài.
## Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.
## Chỉ có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
## Chỉ chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
** Điểm chung trong hoạt động kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam là
## kinh tế đa dạng dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp.
## lấy thương nghiệp làm hoạt động kinh tế chính.
## có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.
## chỉ có hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
** Nhận xét nào sau đây là đúng về vai trò của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam?
## Tạo nên sự đa dạng, đặc trưng của truyền thống văn hóa Việt.
## Tạo nên sự tách biệt, đối lập trong truyền thống văn hóa Việt.
## Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa Trung Hoa.
## Là cơ sở để các nước Đông Nam Á xây dựng văn hóa hiện đại.
** Nhận xét nào sau đây là không đúng về vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với tiến trình phát
triển của lịch sử Việt Nam?
## Đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh nhất khu vực.
## Là nền văn minh hình thành đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
## Phác họa và định hình bản sắc dân tộc, tránh nguy cơ bị đồng hóa.
## Đặt nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh sau này.
** Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành?
## Quốc triều hình luật.
## Hình luật.
## Hình thư.
## Hoàng Việt luật lệ.
** Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam?
## Triều Ngô.
## Triều Tiền Lý.
## Triều Lê.
## Triều Nguyễn.
** Các nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng theo thể chế
##Quân chủ chuyên chế.
## Quân chủ lập hiến.
## Chiếm hữu nô lệ.
## Dân chủ chủ nô.
** Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào sau đây?
## Thời Lê sơ.
## Thời Lý.
## Thời Trần.
## Thời Hồ.
** Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là
## Cục bách tác.
## Quốc sử quán.
## Quốc tử giám.
## Hàn lâm viện.
** Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là
## Thăng Long.

## Phố Hiến.
## Thanh Hà.
## Hội An.
** Năm 1149, để đẩy mạnh phát triển ngoại thương nhà Lý đã có chủ trương nào sau đây?
## Xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
## Phát triển Thăng Long với 36 phố phường.
## Cho phát triển các chợ làng, chợ huyện.
## Xây dựng một số địa điểm trao đổi hàng hóa ở biên giới.
** Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến là
## văn học dân gian và văn học viết.
## văn học nhà nước và văn học dân gian.
## văn học viết và văn học truyền miệng.
## văn học nhà nước và văn học tự do.
** Việc cho dựng bia ghi danh tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều
đại phong kiến Việt Nam?
## Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử.
## Ghi danh những anh hùng có công với nước.
## Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
## Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp.
** Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt?
##Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến.
## Có cội nguồn từ các nền văn minh cổ xưa trên đất nước Việt Nam.
## Tiếp thu chọn lọc từ thành tựu của các nền văn minh bên ngoài.
## Trải qua quá trình đấu tranh, củng cố độc lập dân tộc của quân và dân ta.
** Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt nhằm khuyến khích nông
nghiệp phát triển?
## Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập.
## Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác.
## Tổ chức nghi lễ cày ruộng tịch điền khuyến khích sản xuất.
## Nhà nước quan tâm trị thủy, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
** Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây?
##Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt.
## Thể hiện sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Tiền Lê.
## Vai trò của việc tiếp thu văn hóa Ấn Độ vào Đại Việt.
## Ảnh hưởng của việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam.
** Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam thời phong kiến?
## Áp dụng nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật.
## Cải thiện kỹ thuật thâm canh lúa nước.
## Mở rộng diện tích canh tác bằng nhiều biện pháp.
## Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
** Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng nghề thủ công truyền thống ở Đại
Việt?
## Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước.
## Sản xuất được chuyên môn hóa, sản phẩm có chất lượng cao hơn.
## Sản phẩm mang nét độc đáo, gây dựng thành thương hiệu nổi tiếng.
## Góp phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp Đại Việt phát triển.
** Trong tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc Việt Nam, nền văn minh Đại Việt không mang ý nghĩa nào
sau đây?
##Là nền tảng để Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
## Thể hiện tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo của nhân dân.
## Chứng minh sự phát triển của dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
## Góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập.
** Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt?
## Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, phong phú, mang đậm tính dân tộc.

## Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, lâu đời và có tính dân chủ.
## Là sự kết hợp hoàn toàn giữa văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.
## Thiết chế chính trị của các triều đại phong kiến đều mang tính dân chủ.
** Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt?
##Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã.
## Không có nguồn gốc bản địa mà du nhập từ bên ngoài vào.
## Là nền văn minh phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á.
## Trong kỷ nguyên Đại Việt, mọi lĩnh vực kinh tế đều phát triển.
** Cho các cụm từ sau: A. Hin đu giao, B. tầng lớp xã hội, C. mộ chum, D. thần thoại, E. chữ

Phạn, G. Áp-sa-ra, H. Nhạc cụ.
Hãy đặt các cụm từ trên vào chỗ chấm(…( ở các câu sau cho phù hợp với thành tựu của văn minh
Chăm - pa.
1. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các…(1).
2. Các tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các…(2).
3. Văn học có…(3), truyền thuyết, văn bi kí, sử thi, thơ, trường ca.
4. Chữ viết Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu…(4).
5. Biểu diễn điệu múa…(5) trong cung đình.
6. …(6) phong phú như đàn cầm, trống, kèn,…
7. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là sùng bái các vị thần…(7).
##
(1) - B; (2) - C; (3) - D; (4) - E; (5) - G; (6) - H; (7) - A.
##
(1) - A; (2) - C; (3) - D; (4) - E; (5) - G; (6) - H; (7) - B.
##
(1) - D ; (2) - C; (3) - B; (4) - E; (5) - G; (6) - H; (7) - A.
## (1) - C; (2) - B; (3) - D; (4) - E; (5) - G; (6) - H; (7) - A.
** Chọn từ cho sẵn dưới đây đặt vào chỗ (…) trong đoạn văn, thể hiện đời sống tinh thần của cư
dân trong nền vănn minh Văn Lang- Âu Lạc: A. đấu vật, B. tổ tiên, C. nhuộm răng, D. nông
nghiệp, E. Mặt Trời, G. tự nhiên.
Tín ngưỡng sùng bái các lục lượng …(1) thể hiện qua các nghi thức như: thờ thần…(2),
thần núi, thần sông, thờ cúng…(3), anh hùng, thủ lĩnh; thực hành nghi lễ…(4) cầu mong mùa
màng bội thu. Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, …(5). Phong tục tập quán
có những nét đặc sắc như tục ăn trầu,…(6), xăm mình.
##
(1)- G; (2) - E; (3) - B; (4) - D; (5) - A; (6) - C.
## (1)- E; (2) - G; (3) - B; (4) - D; (5) - A; (6) - C.
## (1)- C; (2) - G; (3) - B; (4) - D; (5) - A; (6) - E.
##
(1)- G; (2) - E; (3) - D; (4) - B; (5) - A; (6) - C.
** Chọn từ cho sẵn dưới đây đặt vào chỗ chấm (…), thể hiện quá trình phát triển của văn minh
Đại Việt trong đoạn thông tin sau: A. chính trị, B. Nho giáo, C. Lê sơ, D. phương Tây, E. khoa
cử.
## (1) - C; (2) - B; (3) - E; (4) - A; (5) - D.
## (1) - A; (2) - B; (3) - E; (4) - C; (5) - D.
## (1) - B; (2) - C; (3) - E; (4) - A; (5) - D.
## (1) - E; (2) - B; (3) - C; (4) - A; (5) - D.
** Chọn các cụm từ sau: 1. Thuộc quan, 2. Ngoại quan, 3. Tôn quan, 4. Vua.
Hãy đặt các cụm từ trên vào sơ đồ 13 sao cho phù hợp với nhà nước Chăm -pa.
A
B

C
D
## 1- C; 2 - D; 3 - B; 4 - A.
## 1- D; 2 - C; 3 - B; 4 - A.
## 1- C; 2 - B; 3 - D; 4 - A.
## 1- B; 2 - D; 3 - C; 4 - A.
** Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm -pa là
## những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai- Đa Đảo.
## cư dân nói tiếng Mã Lai- Đa Đảo với cư dân từ bên ngoài.
## những người nói tiếng Môn - Khơ me và thiếng Thái.
## sự hoà hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt.
** Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
## ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.
## ở nhà sàn, di chuyển bằng voi, ngựa.
## ở nhà sàn, di chuyển bằng xe, ngựa.
## ở nhà sàn, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.
** Tại sao nói nền độc lập, tư chủ là cơ sở của nền văn minh Đại Việt?
## Vì nền độc lập, tự chủ là điều kiện thuậhn lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền
văn hoá dân tộc rực rỡ.
## Vì nền độc lập, tự chủ là nguyện vọng thiết tha của nhân dân Đại Việt.
## Vì nền độc lập, tự chủ thì mới có thể tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
## Vì không có nền độc lập, tự chủ thì nhân dân Đại Việt khộng thể đánh thắng giặc ngoại
xâm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)