De KSCL Văn 6
Chia sẻ bởi Hoàng Trọng Nghĩa |
Ngày 17/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: de KSCL Văn 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN 6
THỜI GIAN: 60 PHÚT
Câu 1:(1 điểm) Xác định từ ghép trong những từ sau đây?
Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn.
Câu 2:(1 điểm) Xác định ranh giới các từ trong hai câu sau và phân loại chúng thành từ đơn và từ phức:
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt.
Câu 3: (1 điểm) Kể tên các truyền thuyết mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6.
Câu 4: (2 điểm) Em hãy giải thích nghĩa của từ đồng bào và cho biết trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên chi tiết nào được dùng làm căn cứ giải thích nghĩa của từ này?
Câu 5: ( 5 điểm) Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Câu 1: (1 điểm. Mỗi từ sai trừ 0,25 điểm).
Các từ ghép là: Châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng.
Câu 2: (1 điểm)
- Xác định ranh giới các từ: (0,5 điểm)
Yêu/ tổ quốc/, yêu /đồng bào
Học tập/ tốt/, lao động/ tốt.
- Phân loại: (0,5 điểm)
+ Từ đơn: Yêu, tốt.
+ Từ phức: Tổ quốc, đồng bào, học tập, lao động.
Câu 3: (1 điểm) Kể đúng tên các truyền thuyết (thiếu mỗi tên trừ 0,25 điểm)
Con Rồng cháu Tiên.
Bánh chưng, bánh giầy.
Thánh Gióng
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sự tích Hồ Gươm
Câu 4: (2 điểm)
Giải thích nghĩa của từ đồng bào: Cùng trong một bọc (đồng: cùng; bào: bọc) (0,5 điểm).
Chi tiết trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên làm căn cứ: Mẹ Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con. Chi tiết này có ý nghĩa: mẹ Âu Cơ sinh ra dân tộc ta trong bọc trứng, các dân tộc đều là anh em, phải biết yêu thương và đùm bọc nhau nên các dân tộc Việt Nam dùng từ đồng bào để gọi nhau.
Câu 5: (5 điểm)
Mở bài (0,5 điểm): Kể được sự việc vua Hùng kén rể và nhân vật Mị Nương.
Thân bài: (3 điểm):
+Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn ( kể được tài năng của hai thần) (1 điểm)
+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể ( 0,5 điểm)
+ Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về, Thuỷ Tinh đến sau nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh. (0,5 điểm).
+ Cuộc chiến giữa hai vị thần (Miêu tả trận đánh) (1 điểm).
- Kết bài: (0,5 điểm) Kể được sự việc tiếp diễn về những trận đánh của hai vị thần và kết cục của các trận đánh ấy.
THỜI GIAN: 60 PHÚT
Câu 1:(1 điểm) Xác định từ ghép trong những từ sau đây?
Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn.
Câu 2:(1 điểm) Xác định ranh giới các từ trong hai câu sau và phân loại chúng thành từ đơn và từ phức:
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt.
Câu 3: (1 điểm) Kể tên các truyền thuyết mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6.
Câu 4: (2 điểm) Em hãy giải thích nghĩa của từ đồng bào và cho biết trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên chi tiết nào được dùng làm căn cứ giải thích nghĩa của từ này?
Câu 5: ( 5 điểm) Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Câu 1: (1 điểm. Mỗi từ sai trừ 0,25 điểm).
Các từ ghép là: Châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng.
Câu 2: (1 điểm)
- Xác định ranh giới các từ: (0,5 điểm)
Yêu/ tổ quốc/, yêu /đồng bào
Học tập/ tốt/, lao động/ tốt.
- Phân loại: (0,5 điểm)
+ Từ đơn: Yêu, tốt.
+ Từ phức: Tổ quốc, đồng bào, học tập, lao động.
Câu 3: (1 điểm) Kể đúng tên các truyền thuyết (thiếu mỗi tên trừ 0,25 điểm)
Con Rồng cháu Tiên.
Bánh chưng, bánh giầy.
Thánh Gióng
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sự tích Hồ Gươm
Câu 4: (2 điểm)
Giải thích nghĩa của từ đồng bào: Cùng trong một bọc (đồng: cùng; bào: bọc) (0,5 điểm).
Chi tiết trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên làm căn cứ: Mẹ Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con. Chi tiết này có ý nghĩa: mẹ Âu Cơ sinh ra dân tộc ta trong bọc trứng, các dân tộc đều là anh em, phải biết yêu thương và đùm bọc nhau nên các dân tộc Việt Nam dùng từ đồng bào để gọi nhau.
Câu 5: (5 điểm)
Mở bài (0,5 điểm): Kể được sự việc vua Hùng kén rể và nhân vật Mị Nương.
Thân bài: (3 điểm):
+Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn ( kể được tài năng của hai thần) (1 điểm)
+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể ( 0,5 điểm)
+ Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về, Thuỷ Tinh đến sau nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh. (0,5 điểm).
+ Cuộc chiến giữa hai vị thần (Miêu tả trận đánh) (1 điểm).
- Kết bài: (0,5 điểm) Kể được sự việc tiếp diễn về những trận đánh của hai vị thần và kết cục của các trận đánh ấy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Trọng Nghĩa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)