Đề KSCL lớp 12 lần 6@VP2016

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Linh | Ngày 26/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: Đề KSCL lớp 12 lần 6@VP2016 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:



MA TRẬN ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016, LẦN THỨ 6
Môn: Ngữ Văn

Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số

I. Đọc - hiểu
- Nhận biết được các phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, thành ngữ được dùng và vấn đề được đề cập trong văn bản

- Phân tích ý nghĩa của từ
- Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ
- Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5
2,0
20%
2
0,5
5%
1
0,5
5%

8
3,0
30%

II. Làm văn
- Nhận biết được về tác giả, tác phẩm, tình huống, nhân vật trong câu NLVH
- Phân tích được những khía cạnh của vấn đề trong câu NLXH
- Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội
- Vận dụng kiến thức làm văn để viết bài nghị luận VH
- So sánh để thấy được sự tương đồng và khác biệt của hai đoạn văn, lý giải được sự khác biệt đó


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
2,0
20%
0,5
1,5
15%
0,75
2,5
25%
0,25
1,0
10%
2
7,0
70%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
5,5
4,0
40%
 2,5
2,0
20%
1,75
3,0
30%
0,25
1,0
10%
 10
10,0
100%


Người ra đề và đáp án: Nguyễn Văn Lự
THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc




SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG PTTH VĨNH YÊN
˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗
(Đề thi gồm có 02 trang)

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 LẦN 6
Môn: Ngữ Văn. Ngày thi 18 tháng 6 năm 2016
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề
˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗


Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“(1)Tôi không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong những năm qua. Nhưng tôi là người đầu tiên, giống như nhiều người trong các bạn, lớn lên khi cuộc chiến giữa hai nước đã không còn. Khi quân đội Mỹ rời Việt Nam, tôi mới 13 tuổi. Lần đầu tôi biết đến Việt Nam, gặp gỡ người Việt, là khi lớn lên ở Hawaii, nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt kiêu hãnh sinh sống.
(2)Ở Việt Nam cũng vậy, có những người trẻ hơn tôi rất nhiều, như tuổi của hai con gái tôi, đã lớn lên chỉ biết có hòa bình và quan hệ bình thường giữa hai nước. Vì thế tôi đến đây, hiểu về quá khứ, lịch sử khó khăn của chúng ta, nhưng tập trung vào tương lai, vào sự thịnh vượng, an ninh và phẩm giá con người mà chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy.Tôi cũng đến đây với lòng tôn trọng sâu sắc đối với di sản cổ xưa của Việt Nam. Hàng thiên niên kỷ qua, nông dân đã trồng cấy trên mảnh đất này. Lịch sử đó được ghi trên Trống đồng Đông Sơn. Uốn lượn theo con sông này, Hà Nội đã trải qua hơn một nghìn tuổi. Thế giới rất quý lụa và tranh Việt Nam, Văn Miếu đứng đó tượng trưng cho lòng hiếu học của dân tộc các bạn.
(3)Nhưng trong nhiều thế kỷ, số phận của các bạn thường do người khác áp đặt, mảnh đất yêu thương của các bạn không phải lúc nào cũng nằm trong tay các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần không thể bẻ gãy của các bạn đã được Lý Thường Kiệt khắc họa: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách Trời”.
(Trích Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama, tại Hà Nội, ngày 24/4/2016)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0,25điểm)
Câu 2. Chỉ rõ và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn “Nhưng tôi là người đầu tiên, giống như nhiều người trong các bạn, lớn lên khi cuộc chiến giữa hai nước đã không còn”. (0,5điểm)
Câu 3. Trong đoạn văn trên, Tổng thống Mỹ nhắc đến hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)