Đề KSCL giữa kì II Văn 6

Chia sẻ bởi Hồng Hoa Mai | Ngày 17/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề KSCL giữa kì II Văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài 90 phút

Họ và tên:.........................................................Lớp:.........Trường........................................

Điểm

Bằng số:.........................
Bằng chữ:.......................
........................................
Lời phê của giáo viên
Chữ ký của giáo viên






ĐỀ BÀI

Câu 1(1 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
( Trích Ngữ văn 6, tập 2)
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là gì?
Câu 2(3 điểm): Xác định kiểu nhân hóa và sự vật được nhân hóa trong mỗi trường hợp sau:
a) Em hỏi cây kơ-nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc.
(Ngọc Anh, Bóng cây kơ-nia)
b) Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa.
(Ca dao)
c) Bác Giun đào đất suốt ngày
Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà.
(Trần Đăng Khoa, Đám ma bác Giun)
Câu 3(6 điểm): Quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi

-----------------Hết------------------






HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN 6




CÂU
 NỘI DUNG
ĐIỂM


Câu 1
a) Văn bản Vượt thác, tác giả Võ Quảng
b) Miêu tả
0,5
0,5


Câu 2
a) - Kiểu nhân hóa trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Sự vật được nhân hóa là cây kơ-nia và gió.
b) - Kiểu nhân hóa dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật.
- Sự vật được nhân hóa là núi và hoa.
c) - Kiểu nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
- Sự vật được nhân hóa là giun.
1
1

1












Câu 3
* Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, đúng thể loại.
* Yêu cầu về nội dung:
1- Mở bài: Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi



0,5



2- Thân bài.
Quang cảnh chung
- Tả cảnh quan sân trường: màu sắc trang phục của học sinh, cây cối, các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi.
- Âm thanh trong giờ ra chơi (khác gì với âm thanh trong giờ học)
Tả chi tiết
- Miêu tả hoạt động múa hát hoặc tập thể dục giữa giờ: hiệu lệch trống, học sinh tập hợp theo hàng, múa (tập các động tác) theo nhạc (hiệu lệnh trống), ... giờ tập kết thúc học sinh tản ra bắt đầu các trò chơi.
- Miêu tả từng trò chơi tiêu biểu (nhảy dây, đá cầu, kéo co, mèo đuổi chuột,...) với cách chơi, nét mặt, tư thế, thái độ của người chơi, âm thanh từ những trò chơi ....
- Miêu tả một số hoạt động khác: Nhóm bạn tìm chỗ khuất trao đổi bài khó hoặc tâm sự; Nhóm bạn chú ý đọc bản tin thi đua Đoàn, Đội.....
Hết giờ ra chơi
- Trống tập hợp, học sinh vào lớp với tâm thế thoải mái, khuôn mặt mọi người đọng niềm vui thư giãn.
- Quang cảnh sân trường dần yên tĩnh, vắng vẻ.

1


1

1
1

1


3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của giờ ra chơi: đem lại niềm vui, sảng khoái sau mỗi tiết học, ghi dấu ấn tuổi học trò khó quên.
0,5


*Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào yêu cầu của đề, thực tế bài làm của học sinh để cho điểm cho phù hợp, động viên những bài viết sáng tạo, trong sáng giàu cảm xúc.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồng Hoa Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)