ĐỀ KSCL

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 19/03/2024 | 17

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KSCL thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN III
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: LỊCH SỬ 10
Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề

Mã đề: 123
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu?
A. Lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á , châu Phi
B. Lưu vực các con sông lớn ở châu Á
C. Bờ bắc Địa Trung Hải
D. Châu Á
Câu 2. Trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Tây gồm có hai giai cấp cơ bản là
A. Quý tộc và nông dân công xã
B. Địa chủ và nông dân
C. Lãnh chúa và nông nô
D. Chủ nô và nô lệ
Câu 3. Một trong những điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là
A. Mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực
B. Đẩy mạnh quan hệ buôn bán với bên ngoài
C. Thực hiện chính sách “đóng cửa”
D. Xâm lược bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài
Câu 4.Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ
A. Quan lại
B. Quan lại và một số nông dân giàu có.
C. Quý tộc và tăng lữ
D. Quan lại, quý tộc, tăng lữ.
Câu 5. Văn hóa truyền thống của Ấn Độ bao gồm những yếu tố nào?
A. Phật giáo, Hin đu giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật
B. Phật giáo, Hin đu giáo, Hồi giáo, chữ viết, văn học
C. Phật giáo, Nho giáo, Hin đu giáo, chữ viết, văn học
D. Phật giáo, Hin đu giáo, Hồi giáo, chữ viết.
Câu 6. Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hóa truyền thống của ấn Độ?
A. Trung Quốc B. ấn Độ
C. Mông Cổ D. Các nước Đông Nam Á
Câu 7. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII đến thế kỉ X
B. Thế kỉ X đến thế kỉ XV
C. Thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVIII
D. Nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII
Câu 8. Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Phật giáo B. Nho giáo
C. Ấn Độ giáo D. Thiên Chúa Giáo
Câu 9. Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông dân tự do B. Chủ nô và nô lệ
C. Lãnh chúa và nông nô D. Địa chủ và nông dân
Câu 10. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là:
A. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.
B. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.
C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.
D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.
Câu 11. Giai cấp tư sản đang lên ở Châu Âu thời hậu kỳ trung đại đã chống lại hệ tư tưởng của tôn giáo nào?
A. Đạo hồi B. Giáo lí Ki-tô
C. Đạo phật D. Ấn Độ giáo
Câu 12. Văn hoá phục hưng đề cao giá trị con người. Đó là con người nào?
A. Con người trong xã hội nói chung B. Con người của giai cấp tư sản
C. Con người lao động khốn khổ D. Con người nô lệ và nông dân
II. TỰ LUẬN(7,0 điểm)
Câu 1( 2,0 điểm). So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây theo các nội dung sau: thời gian hình thành, nền tảng kinh tế, thể chế chính trị, cơ cấu xã hội.
Câu 2( 1,5 điểm). Trình bày những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ.
Câu 3( 1,5 điểm). Tóm tắt các giai đoạn lịch sử của các nước Đông Nam Á đến đầu thế kỉ XIX.
Câu 4( 2,0 điểm). Nguyên nhân ra đời, hoạt động và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chương
Mức độ
Tổng điểm


Nhận biết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)