đề kiểm tra văn 6

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Tuyết | Ngày 17/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT THANHOAI
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỢT 4 LỚP 6
Năm học: 2014 – 2015
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút

ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả đoạn văn là ai?
b. Chỉ ra và nhận xét về phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
c. Nêu tên và tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu: “Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”.
Câu 2: (1 điểm)
Đặt một câu trần thuật đơn và một câu trần thuật đơn có từ là về chủ đề cảnh đẹp quê hương.
Câu 3: (7 điểm)
Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.




ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1: (2 điểm)
a. Đoạn văn trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí). Tác giả Tô Hoài.
- Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
b. Phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp với miêu tả (0,5 điểm).
- Đoạn văn đã tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn. (0,5 điểm).
c. - Phép tu từ: so sánh (0,25 điểm)
- Tác dụng: miêu tả cụ thể, sinh động hình ảnh những ngọn cỏ bị gãy. (0,25 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
-HS đặt đúng câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn có từ là về chủ đề cảnh đẹp quê hương
- Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 3: (7 điểm)
* Yêu cầu chung: Biết viết một bài văn miêu tả sáng tạo về tả người hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả theo thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài. (1 điểm)
- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?
- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).
b. Thân bài. (5 điểm)
- Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên. (2 điểm)
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Chòm râu, mái tóc
+ Cây gậy...

- Những lời đối thoại của em với ông tiên. (1 điểm).
- Miêu tả hành động kì lạ dựa trên phép thuật của ông tiên, chức năng phù trợ những người nghèo khổ... (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,…). (2 điểm).
c. Kết bài. (1 điểm)
- Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.
- Tình cảm và mơ ước của em khi được gặp ông Tiên...























Câu 1: (4điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)