Đề kiểm tra TNKQ môn Tiếng Việt Lớp 5 theo phương pháp Solo

Chia sẻ bởi Trần Thanh Thắng | Ngày 10/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra TNKQ môn Tiếng Việt Lớp 5 theo phương pháp Solo thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Môn: Tiếng Việt

Đề:
Phần 1: Đọc hiểu

Cô bé làng Chăm

Như nhiều cô gái làng Chăm khác, từ nhỏ Đông Chiêu đã được mẹ dạy hai nghề truyền thống: dệt thổ cẩm và làm đồ gốm dùng trong sinh hoạt gia đình. Những món đồ bằng đất nung như cái cà ràng, cái nồi, cái pụ … dân dã và rẻ tiền, thích hợp với đời sống nông thôn. Đêm nay, Đông Chiêu mượn ánh sáng của đèn trời để làm việc. Em tưới nước lên mớ đất sét bên gốc cau và bắt đầu nhồi đất bằng đôi chân dẻo dai của mình. Hai bàn chân nhỏ bé của em kiên nhẫn dẫm đạp, nhào qua trộn lại cho đến khi mớ đất nhão nhoẹt trở thành mịn màng. Em lấy một cục đất sét nhào nặn trên tay, rồi ngắt từng miếng nhỏ. Những miếng đất dẻo quánh và vàng thắm như ngấm cả ánh trăng vào trong.

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Hai nghề truyền thống của làng Chăm được tác giả nói đến trong bài là dệt thổ cẩm và: đơn cấu trúc
Làm đồ gốm
Nhồi đất sét
Nung đất
Nhồi đất
Cụm từ “ánh sáng của đèn trời” để chỉ ánh sáng của:đa cấu trúc
Trăng sao ( không phải từ ghép, lỗi người soạn đề)
Mặt trăng
Mặt trời
Ánh đèn
Ngoài việc tưới nước, nhồi đất, dẫm đạp, nhào nặn…Đông Chiêu còn:
đơn cấu trúc
Ép đất
Moi đất
Vo tròn
Ngắt đất
Qua những việc làm của Đông Chiêu, em thấy cô bé là người: liên hệ
Chăm chỉ học nghề
Vừa làm vừa chơi
Siêng năng lao động
Nhanh nhẹn, tháo vát
Đoạn văn trên miêu tả: liên hệ
Cô bé Đông Chiêu đang vui đùa cùng bạn bè
Cô bé làng Chăm đang nhào đất sét bên gốc cau
Dân làng Chăm bàn việc phát triển nghề truyền thống
Làng Chăm đang hoạt động tưng bừng và vui vẻ.
câu trả lời không tương đương về ngữ nghĩa - ngữ pháp



ĐỨA TRẺ MỒ CÔI

1. Chiều mưa ngoài song cửa
Gió lạnh thổi lá rơi
Có người em bé nhỏ
Đứng dưới hiên nhìn trời

3. Em đưa tay gạt lệ
Bước đi duới trời mưa
Mặc gió lùa tê tái
Trên tấm thân bơ phờ



2. Gió lạnh thổi tê môi
Mái tóc xanh rã rời
Hai hàm răng lập cập
Run run lên từng hồi


4. Em đi trong gió sương
Về xó chợ đầu đường?
Xót thân em bé bỏng
Sớm chịu đời tang thương


Hoài Điệp
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Em bé đứng dưới mái hiên để làm gì? đơn cấu trúc
Trú mưa
Đứng khóc
Ngắm cảnh mưa
Cho đỡ lạnh
Những dòng thơ nào cho biết em bé trong bài không có nhà? đa cấu trúc
Có người em bé nhỏ
Đứng dưới hiên nhìn trời
b. Em đưa tay gạt lệ
Bước đi dưới trời mưa
c. Em đi trong gió sương
Về xó chợ đầu đường
d. Xót thân em bé bỏng
Sớm chịu đời tang thương
Khổ thơ nào nói lên lòng thương cảm của tác giả đối với em bé? liên hệ
Khổ thơ 1
Khổ thơ 2
Khổ thơ 3
Khổ thơ 4
Ngoài “Đứa trẻ mồ côi”, em có thể chọn tựa đề nào đặt tên cho bài thơ? trừu tượng MR, nên chuyển sang dạng điền (bán khách quan)
Đứa trẻ đi hoang
Phận trẻ bơ vơ
Cuộc đời không nhà
Cuộc đời nghèo khổ

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:
Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?
Bác nông dân đáp:
Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.
Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi:
Thế nào là làm việc cho cả ba thời?
Bác nông dân ôn tồn giảng giải:
Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi bản thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
Truyện vui dân gian thế giới
Dựa vào nội dung bài đọc trên, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu chuyện trên có: đơn cấu trúc
1 nhân vật
2 nhân vật
3 nhân vật
4 nhân vật
Nhân vật chính trong câu chuyện là: đơn cấu trúc
Bác nông dân
Ve
Bố mẹ bác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Thắng
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)