ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ 2 LỚP 5.1
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thắm |
Ngày 10/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ 2 LỚP 5.1 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
CÂU HỎI KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Tiếng việt
Câu 1: Trong câu sau, dấu hai chấm có tác dụng gì?
Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.”
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
c. Cả 2 tác dụng trên.
Câu 2: Dấu phẩy trong câu: “Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 3: Câu sau cần điền mấy dấu phẩy?
Trời rải mây trắng nhạt biển mơ màng dịu hơi sương.
a. 1 b. 2 c. 3
Câu 4: Dấu phẩy trong câu “Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn.” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 5: Dựa vào ý nghĩa của câu, điền dấu chấm, chấm hỏi, chấm than vào mỗi câu sau cho thích hợp.
a. Bạn hãy mang giúp tôi cái cặp sách lại đây
b. Hôm nào thì bố cho con đi thăm bà ngoại
c. Ồ, bạn ném bóng tài quá
d. Ôi, bức ảnh bạn tặng mình đẹp quá
e. Anh tôi mới đi học xa được một tuần mà tôi cảm thấy như anh đã xa tôi cả năm trời
Câu 6: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
c. Cả 2 tác dụng trên.
Câu 7: Cách nhân hóa trong câu: “Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.” cho thấy điều gì hay?
a. Cây tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày.
b. Cây tre gắn bó với con người từ bao đời nay và mãi mãi về sau.
c. Cây tre gắn bó với con người trong lao động hằng ngày.
Câu 8: Những câu văn nào sau đây sử dụng nghệ thuật nhân hóa?
a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản.
b. Tre với người như thế đã mấy nghìn năm.
c. Dưới bóng tre ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.
Câu 9: “Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.” cách so sánh trong câu trên được dùng để làm gì?
a. Làm nổi bật vẻ thơ ngây, trong trắng của trẻ.
b. Làm rõ vai trò của trẻ trong xã hội.
c. Làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên của trẻ.
Câu 10: Những câu văn nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?
a. Con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
b. Nó kéo dài cổ ra mà hót.
c. Chú chim muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.
Câu 11: Những câu văn nào sau đây không sử dụng biện pháp so sánh?
a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
b. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ.
c. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng.
ĐÁP ÁN
Câu 1a 2b 3a 4a
5a.chấm than b. chấm hỏi c. chấm than d. chấm than e. dấu chấm.
6.b 7b 8a 9c 10c 11c
GV ra đề
Đinh Thị Diệp Cúc
Môn: Tiếng việt
Câu 1: Trong câu sau, dấu hai chấm có tác dụng gì?
Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.”
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
c. Cả 2 tác dụng trên.
Câu 2: Dấu phẩy trong câu: “Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 3: Câu sau cần điền mấy dấu phẩy?
Trời rải mây trắng nhạt biển mơ màng dịu hơi sương.
a. 1 b. 2 c. 3
Câu 4: Dấu phẩy trong câu “Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn.” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 5: Dựa vào ý nghĩa của câu, điền dấu chấm, chấm hỏi, chấm than vào mỗi câu sau cho thích hợp.
a. Bạn hãy mang giúp tôi cái cặp sách lại đây
b. Hôm nào thì bố cho con đi thăm bà ngoại
c. Ồ, bạn ném bóng tài quá
d. Ôi, bức ảnh bạn tặng mình đẹp quá
e. Anh tôi mới đi học xa được một tuần mà tôi cảm thấy như anh đã xa tôi cả năm trời
Câu 6: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
c. Cả 2 tác dụng trên.
Câu 7: Cách nhân hóa trong câu: “Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.” cho thấy điều gì hay?
a. Cây tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày.
b. Cây tre gắn bó với con người từ bao đời nay và mãi mãi về sau.
c. Cây tre gắn bó với con người trong lao động hằng ngày.
Câu 8: Những câu văn nào sau đây sử dụng nghệ thuật nhân hóa?
a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản.
b. Tre với người như thế đã mấy nghìn năm.
c. Dưới bóng tre ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.
Câu 9: “Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.” cách so sánh trong câu trên được dùng để làm gì?
a. Làm nổi bật vẻ thơ ngây, trong trắng của trẻ.
b. Làm rõ vai trò của trẻ trong xã hội.
c. Làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên của trẻ.
Câu 10: Những câu văn nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?
a. Con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
b. Nó kéo dài cổ ra mà hót.
c. Chú chim muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.
Câu 11: Những câu văn nào sau đây không sử dụng biện pháp so sánh?
a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
b. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ.
c. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng.
ĐÁP ÁN
Câu 1a 2b 3a 4a
5a.chấm than b. chấm hỏi c. chấm than d. chấm than e. dấu chấm.
6.b 7b 8a 9c 10c 11c
GV ra đề
Đinh Thị Diệp Cúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thắm
Dung lượng: 38,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)