ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 6, KÌ 1- 15-16

Chia sẻ bởi Ninh Thị Loan | Ngày 17/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 6, KÌ 1- 15-16 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 42 – Tiếng Việt KIỂM TRA CHỦ ĐỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Thời gian: 45 phút
I.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mứcđộ
Chủ
đề/NDCĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng
cao
Cộng

Đặc điểm từ

TN.Nhận diện vai trò, từ loại, nghĩa của từ. C1
TN. Hiểu được cụm từ để nêu nhận xét. C2
TN.Hiểu vai trò ngữ pháp của từ. C3.




Số câu:
Số điểm
1
1
2
2


3
3

Cách sử dụng từ.

TL: Hiểu, giải nghĩa từ đúng trong văn cảnh. C,5
Hiểu rõ về từ và sử dụng từ đúng ý nghĩa, ngữ pháp.C4
Vận dung hiểu biết về từ để tạo câu, tạo đoạn văn theo yêu cầu. C6


Số câu:
Số điểm

1
1,5
1
2,5
1
3
3
7

Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ


1
1
10

3
3,5
35

1
2,5
25

1
3
30



II. ĐỀ BÀI
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật... Tre bao bọc, che chở cho nguời con Việt trong những đêm dài hành quân ra trận. Rừng là nhà, nhà ngụy trang bằng tre nứa, đất làm giường, nứa tre làm gối, tre đã cùng người lập nên những chiến công vang dội, hiển hách.
Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao. (Theo Thép Mới)
Phần trắc nghiệm (3,0 điểm):
Hãy chọn chữ cái hoặc điền tiếp vào chỗ trống để có câu trả lời đúng cho từng ý:
Câu 1 (1,0 điểm):
a. Từ nào là đối tượng được viết trong đoạn văn?
A. Cây chông
B. Cây Đa
C. Cây tre
D. Cây gậy

b. Các từ: “cây đa”, “bến nước”, “khóm tre” dùng trong đoạn văn là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Cụm danh từ
D. tính từ

c. Các từ “bảo vệ”, “bao bọc” dùng trong đoạn văn là những từ như thế nào?
A, Từ đơn
B. Từ láy
C. Từ đồng nghĩa
D. Từ trái nghĩa.

d. Nghĩa của từ “nguyên liệu” trong đoạn văn được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm.
B. Nguyên liệu là vật chất cấn để chế biến ra sản phẩm bất kỳ nào đó.
C. Vật tự nhiên chưa qua một sự chế biến nào và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hóa mới thành sản phẩm: Bông, than, tre, mía.. là những nguyên liệu.
Câu 2 (1,0 điểm):
a. Trong câu văn:"Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam.”, phần chủ ngữ của câu do các cụm……… …………………………..đảm nhiệm.
b. Những cụm từ “những khóm tre xào xạc”, “mọi miền quê Việt Nam” được dùng trong câu văn trên gọi là những cụm……………………………………………………………….
Câu 3 (1,0 điểm):
a. Trong đoạn văn có dùng những danh từ sự vật là…………………………............ để chỉ những đồ dùng được làm từ tre.
b. Câu văn “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.”, danh từ “Tre” làm thành phần................
…………………của câu.
Phần tự luận (7,0 điểm): Câu 4 (2,5 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ninh Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)