Đề Kiểm tra tháng
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ái Chi |
Ngày 10/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Đề Kiểm tra tháng thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
:..................... … BÀI KIỂM TRA THÁNG THỨ
Lớp:………………….. .. MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5.
Họ và tên:………………… NĂM HỌC: 2011- 2012.
Thời gian: / / 2011. THỜI GIAN: 30 PHÚT.
TRA ĐỌC- HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Phần I:
A.Đọc thầm:
Bài: Quà của đồng nội.
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đọng lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy…
Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
Theo Thạch Lam..
B.Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:
1.Cơn gió mùa hạ lướt qua báo trước điều gì đang đến?
a. Báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
b. Báo trước mùa về của bông lúa non.
c. Báo trước mùa nghỉ hè đã đến.
2. Bông lúa non có hương vị gì?
a. Mùi thơm của cốm làng Vòng.
b. Mùi hoa sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ.
c. Mùi thơm mát, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ.
3. Câu nào trong bài nói lên nét đặc sắc của công việc làm cốm ở làng Vòng?
a. Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm. .
b Bằng những cách thức riêng và đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề thứ cốm dẻo và thơm ấy được làm ra.
c. . Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy.
4. Cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội vì:
a. Vì cốm được truyền từ đời này sang đời khác và là thứ quà riêng biệt của cánh đồng lúa bát ngát.
b. Vì cốm mang cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
c. Vì cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
5. Câu: ” Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy….” có mấy quan hệ từ?
a. 2 quan hệ từ.
b. 3 quan hệ từ.
c. 1 quan hệ từ.
6. Từ trái nghĩa với:” Khắt khe” là từ:
a. Khắt nghiệt.
b. Dễ dãi.
c. Hà khắc.
7. Từ báo trong cụm từ:” như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết” với từ báo trong từ con báo gấm là hai từ có mối quan hệ nào?
a. Từ nhiều nghĩa.
b. Từ đồng âm.
c. Từ đồng nghĩa..
8. Trong câu:” Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đọng lại.” bộ phận nào là chủ ngữ?
a. Giọt sữa
b. Dưới ánh nắng, giọt sữa.
c. Dưới ánh nắng.
9. Trong các câu sau,câu có bộ phận trạng ngữ là:
a. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
b. Trong cái vỏ xanh kia, một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
c. Bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
10. Câu:” Khi đi qua những cánh đồng xanh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ái Chi
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)