De kiem tra su 8

Chia sẻ bởi Trần Thị Mỹ Hà | Ngày 16/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: de kiem tra su 8 thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI LÀM Hà
THUYẾT MINH VỀ CHIẾC KÍNH ĐEO MẮT

Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc đối với đời sống hằng ngày. Nó Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ, mà nó còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai kiểu dáng, màu sắc, và hàng loạt kích cỡ phong phú khác nhau.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920. Đấu tiên, thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng một sợi dây đè lên mắt. Vào năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính đảm bảo an toàn và chắc chắn. Cấu tạo của kính gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia UV (Đây là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xa hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít, gạc... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính. Có rất nhiều lọi kính khác nhau nhưng chủ yếu gồm ba loại kính đó là :kính thuốc, kính râm và kính bảo hộ. kính thuốc gồm có:kính cận, kính viễn, kính loạn, kính dùng sau phẫu thuật mắt ,…Kính râm đa dạng và rất phong phú tùy theo sở thích của người mua.
Đặc biệt,đối với những người bị cận thị,thấu kính lõm sẽ là lựa chọn thích hợp để giảm lượng hội tụ đưa hình ảnh từ trước võng mạc về ngay trọng tâm như người bình thường. Ngược với kính cận chủ yếu dành cho học sinh,kính viễn chủ yếu dành cho người lớn tuổi bởi khả năng nhìn xa của họ kém dần đi.Hình ảnh được hội tụ phía sau võng mạc và điều này làm cho thấu kính lồi sẽ trở nên hữu ích với khả năng hội tụ của nó để đưa hình ảnh về đúng vị trí.Nhưng nếu họ còn mắc thêm bệnh cận thị những hình ảnh họ nhận được chỉ nắm ở cực ly trung bình và ko thể thấy những hình ở cự ly xa hoặc gần.Để khắc phục,người bị bệnh cận-viễn cần đeo kính 2 tròng với mắt kính ghép,nửa lồi ,nửa lõm. Trong một số trường hợp,nhất là những người thường xuyên chơi thể thao hay là ca sĩ ,diễn viên đòi hỏi phải có sự năng động,tình thẩm mỹ cao về mọi mặt.Việc sở hữu 1 chiếc mắt kính tuy thời trang nhưng khá bất tiện trong sinh họat.Kính áp tròng(còn gọi là contact lense hay gọi tắt là lens hoặc kính tiếp xúc)vừa có khả năng điều trị tật khúc xạ,đem lại sự tiện lợi,vừa mang lại tính thẩm mỹ cao sẽ là lựa chọn tốt nhất.Kính áp tròng có hình lòng chảo,với kích thước to hơn lòng đen của mắt một chút đảm bảo bao trọn lấy mống mắt.Độ lõm của kính được thiết kế bằng đúng độ lồi cầu mắt,do đó khi đưa vào mắt,kính sẽ tự động hút vào đúng vị trí và nằm nguyên tại đó,làm cho người mang kính có cảm giác như nhìn bắng mắt thật.Kính điều trị tật khúc xạ có màu trong suốt,còn lại là nhiều màu sắc phong phú thời trang,dần dà trở thành trào lưu cho giới trẻ.
Chúng ta cũng nên lưu ý với kính có độ (kính thuốc) phải đạt những tiêu chuẩn sau:Kính phải bền, khó vỡ, được điều chế bằng những lọi thủy tinh đặc biệt đồng nhất và có chiết xuất cao, khó trấy xước . Vị trí đeo phải đúng trung tâm nếu không dễ gây mệt mỏi.Gọng kính áp sát trên mũi,tạo cảm giác chắc chắn mà an toàn tránh gây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Mỹ Hà
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)