ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC

Chia sẻ bởi Đinh Thị Huế | Ngày 26/04/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

sở GD-ĐT thái bình
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

trường thpt bắc kiến xương
THỜI GIAN : 45 PHÚT


Chọn đáp án đúng nhất :
Câu 1: Theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là:
A. Vùng điều hoà – vùng mã hoá – vùng kết thúc.
B. Vùng mã hoá – Vùng điều hoà – vùng kết thúc
C. Vùng điều hoà – vùng kết thúc – vùng mã hoá
D. Vùng kết thúc - Vùng điều hoà – vùng mã hoá
Câu 2: Mỗi bộ ba mã di truyền chỉ quy định 1 loại axit amin trong phân tử Prôtêin là đặc điểm ….. của mã di truyền:
A. Tính phổ biến B. Tính đặc hiệu. C. Tính thoái hoá. D. Tính liên tục.
Câu 3: Vai trò của Enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN:
A. Tháo xoắn ADN.
B. Tách mạch ADN.
C. Tổng hợp nên mạch pôlinuclêôtit mới theo nguyên tắc bổ xung.
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện:
A. Nu môi trường bổ sung với nu mạch gốc ADN.
B. Nu của mARN bổ sung với Nu mạch gốc.
C. Nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã gốc trên mARN.
D. Nu trên mARN bổ sung với axit amin trên tARN.
Câu 5: Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong quá trình dịch mã tổng hợp protein là:
A. ADN. B. mARN C. tARN D. rARN.
Câu 6: Khi gặp bộ ba nào thì ribôxôm bị tách thành 2 tiểu phần và giải phóng chuỗi pôlipeptit:
A. UUU. B. AUU. C. UAA. D. AGU.
Câu 7: Trong mô hình điều hòa của Mônô và Jacôp theo Ôperôn Lac, chất cảm ứng là
A. Prôtêin ức chế. B. Đường Lactôzơ.
C. Đường Glucôzơ. D. Đường galactôzơ.
Câu 8: Đột biến điểm là dạng đột biến:
A. Xảy ra tại 1 đoạn nhiễm sắc thể. B. Liên quan đến 1 cặp nuclêôtit.
C. Liên quan đến 1 hay vài cặp nuclêôtit. C. Liên quan đến 1 điểm trên NST.
Câu 9: Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết Hiđrô giảm đi 1 liên kết. Lọai đột biến đó là:
A. Mất một cặp A-T. B. Thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X
C. Thêm một cặp A-T. D. Thay một cặp G-X bằng cặp A-T.
Câu 10: Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là :
A. ADN. B. Nuclêôtit. C. Nuclêôxôm. D. Prôtêin Histôn.
Câu 11: Cấu trúc của nuclêôxôm gồm:
A. phân tử histôn được quấn bởi 146 cặp nu.
B. 8 phân tử Histôn được quấn quanh bởi 146 cặp nu tạo thành 1 vòng.
C. 4 phân tử ADN được phân tử Histôn quấn quanh.
D. Lõi ADN được bọc bởi 8 phân tử protein histôn.
Câu 12: Thế nào là thể đột biến:
A. Là trạng thái cơ thể của cá thể đột biến.
B. Là biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến
C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
D. Các cá thể đột biến.
Câu 13: Bệnh ung thư máu ở người do:
A. Đột biến mất đoạn ở NST 21. B. Đột biến thêm lặp đoạn NST 21.
C. Đột biến chuyển đoạn NST 21. D. Đột biến mất 1 NST 21.
Câu 14: Trường hợp đột biến gen nào gây thay đổi lớn nhất tới chuỗi pôlipeptit mà nó quy định:
A. Mất 1 cặp nu đầu tiên. B. Thêm 3 cặp nu trước mã kết thúc.
C. Thay thế một cặp nu ở giữa. D. Mất 3 cặp nu trước mã kết thúc.
Câu 15: Một loài có bộ NST là 2n NST (ncặp tương đồng). Tế bào một cá thể của loài đó trong tế bào có 2n – 1 NST. Dạng đột biến NST này là:
A. Lệch bội B. Tự đa bội.
C. Dị đa bội. D. Đột biến cấu trúc NST
Câu 16: Cơ thể sinh vật mà bộ nhiễm sắc thể tăng lên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Huế
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)