ĐỀ KIỂM TRA SINH 12 HỌC KÌ 2 THEO MA TRAN NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU, VẬN DỤNG THẤP, VẬN DỤNG CAO
Chia sẻ bởi Hoa Hướng |
Ngày 26/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA SINH 12 HỌC KÌ 2 THEO MA TRAN NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU, VẬN DỤNG THẤP, VẬN DỤNG CAO thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
CÂU HỎI NHẬN BIẾT (12 CÂU, 4 điểm)
Câu 1: Cá rô phi Việt Nam sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C – 420C, khoảng giá trị
này được gọi là:
Nơi ở B. Ổ sinh thái C. Giới hạn sinh thái D. Sinh cảnh
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
Rễ các cây thông gần nhau thường nối liền với nhau.
Bồ nông thường đi kiếm ăn theo bầy đàn.
Một số loài cá, có hiện tượng ăn thịt đồng loại khi thiếu thức ăn.
Đàn bò rừng sống tập trung.
Câu 3: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
dữ liệu nào sau đây?
A. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
B. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
C. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
D. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 4: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển
B. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
Câu 5: Trong các hình thức biến động số lượng cá thể quần thể sinh vật sau đây, dạng biến động
nào không theo chu kỳ:
Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
B. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
D. Số lượng ve sâu tăng vào mùa hè, giảm vào các mùa khác trong năm.
Câu 6: Trong quần xã sinh vật, loài nào sau đâycó tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối
lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã?
A. loài chủ chốt. B. loài đặc trưng. C. loài ngẫu nhiên. D. loài ưu thế.
Câu 7: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia
không có lợi cũng không có hại là:
A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ cộng sinh.
C. quan hệ vật chủ - vật kí sinh. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 8: Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây hình thành năng suất sơ cấp:
Động vật ăn cỏ B. Động vật ăn thịt
C.Thực vật quang hợp D. Sinh vật phân giải
Câu 9: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 2:
chim chích và ếch xanh.
rắn hổ mang.
rắn hổ mang và chim chích.
châu chấu và sâu.
Câu 10: Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây?
A. Vi khuẩn cố định nitơ.
B. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
C. Các cây họ đậu.
D. Động vật đa bào.
Câu 11: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm nào sau đây:
A. sinh vật phân giải.
B. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. sinh vật tiêu thụ bậc 1.
D. sinh vật sản xuất.
Câu 12: Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Đồng rêu hàn đới. B.Rừng rụng lá ôn đới.
C.Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga). D.Rừng mưa nhiệt đới.
THÔNG HIỂU (12 CÂU, 4 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về ổ sinh thái và nơi ở là đúng ?
Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.
Nơi ở của các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoa Hướng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)