De kiem tra rat hay

Chia sẻ bởi Vũ Quốc Thanh | Ngày 26/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: de kiem tra rat hay thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Họ tên:………………………………………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA: NGỮ VĂN
Lớp 11… MÃ ĐỀ: 0004 LỚP 11
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1 Nói tư tưởng của Huygô có sự chuyển biến từ bóng tối ra ánh sáng hàm ý điều gì
A. Huygô từ chỗ không hiểu biết nhiều về quần chúng lao động chuyển sang yêu thương họ sâu sắc
B. Huygô từ chỗ mang nặng tư tưởng bảo hoàng chuyển sang tán thành và ủng hộ cách mạng
C. Huygô từ chổ sáng tác theo tư tưởng lãng mạn tiêu cực chuyển sang lãng mạn tích cực
D. Huygô từ chỗ sáng tác văn chương chỉ để giải trí chuyển sang dùng văn học làm vũ khí đấu tranh cách mạng.
Câu 2: Qua bài “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả khẳng định người Việt Nam chưa biết đến luân lí xã hội, tình trạng này là do nguyên nhân sâu xa nào?
A. Vì dân ta chỉ có biết gia đình là cộng đồng cao nhất B. Vì dân ta chưa biết đến sức mạnh của số đông
C. Vì sự manh tâm phá hoại đoàn thể của đám quan trường D. Vì xã hội Việt Nam từ xưa đến giờ chưa có khái niệm về đoàn thể
Câu 3: Trong bài “Hầu trời”, nhà thơ được mời lên Thiên đình để làm gì?
A. Chịu phạt vì đọc thơ giữa đêm làm Trời mất ngủ C. Dạy cho Trời và chư tiên làm thơ
B. Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, D. Phụ trách chợ văn trên Thiên đình
Câu 4: Trong bài “Vội vàng”, nhà thơ yêu tha thiết cuộc sống nào?
A. . cuộc sống trần thế xung quanh mình C. cuộc sống trong văn chương
B. cuộc sống nơi tiên giới D. cuộc sống trong mơ ước
Câu 5: Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghĩa của câu.
A. nghĩa tường minh và nghĩa sự việc C. nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn
B. nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn D. nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
Câu 6: Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận là nỗi niềm nào?
A. Nỗi tuyệt vọng, B. Nỗi buồn cô đơn, C. Nỗi sầu nhân thế. D. Nỗi hoài nghi về cuộc đời
Câu 7: Hai câu thơ: “ Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” ( trích “Đây thôn Vĩ Da”) gợi lên nỗi niềm gì?
A. Nỗi buồn chia li, B. Niềm say mê trước cảnh đẹp của cảnh vật, C. Nỗi hững hờ, chán nản. D. Niềm gắn bó yêu thương
Câu 8: Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất ngôn viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có một chữ chiều. Đó là bài thơ nào?
A. Chiều xuân; B. Nhớ đồng. ; C. Chiều tối,; D. Lai Tân.
Câu 9: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim” ( Từ ấy – Tồ Hữu)Khổ thơ trên thể hiện tâm trạng chính xác nào của nhà thơ?
A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ
B. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca.
C. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên
D. Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng Cách mạng
Câu 10: Trong bài “Một thời đại trong thi ca”, theo tác giả, tinh thần thơ Mới nằm ở điều gì?
A. Tình yêu quê hương, đất nước, B. . Chữ “tôi” . C. Nhạc điệu thơ, D. Hình dáng câu thơ.
Câu 11: Bác bỏ là cách lập luận dùng để:
Thể hiện nhận thức của mình là đúng. C. Làm sáng rõ sự thật và lẽ phải bằng những lập luận và dẫn chứng.
Thể hiện tư duy của mình là chân lí. D. Phê phán những quan điểm sai trái, lạc hậu, lỗi thời.
Câu 12: Bác bỏ luận cứ là:
Bác bỏ về lí lẽ và dẫn chứng. C. Bác bỏ về nhận định và kết luận.
Bác bỏ sai lầm trong lí lẽ. D. Bác bỏ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Quốc Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)