ĐỀ KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016- 2017

Chia sẻ bởi Trịnh Văn Thuấn | Ngày 26/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016- 2017 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT LAI VUNG 3 MÔN : SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2016 - 2017
------------- Thời gian : 35 PHÚT
Họ và tên :..................................................
Câu 1. Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?
A. 5`AGU 3` B. 5`UUG3` C. 5`UAG3` D. 5`AUG3`
Câu 2. Sự tăng một số nguyên lần NST đơn bội của một loài là hiện tượng
A. Dị đa bội B. tứ bội C. tự đa bội D. tam bội
Câu 3:Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực , mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm?
A. Crômatit B. Sợi cơ bản C. Sợi nhiễm sắc. D. Vùng xếp cuộn
Câu 4: Quần thể ở trạng thái cân bằng khi?
A. Có biến động nhịp nhàng. B. Kích thước phù hợp với nguồn sống. C. Dao động theo chu kì. D. Số cá thể luôn hằng định.
Câu 5: Ổ sinh thái của một loài là
A. một nơi cư trú, trong đó một nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồng tại và phát triển.
B. một nơi cư trú, trong đó các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồng tại và phát triển.
C. một không gian sinh thái, trong đó một nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồng tại và phát triển.
D. một không gian sinh thái, trong đó các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồng tại và phát triển.
Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất
A. Đảo đoạn B. Mất đoạn C. Lặp đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 7: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?
A. Quần thê ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè B. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác
C.Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng D.Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch
Câu 8:Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến
A. Lặp đoạn và mất đoạn C. Chuyển đoạn và mất đoạn B. Đảo đoạn và lặp đoạn . Chuyển đoạn tương hỗ
Câu 9: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 10:Thực chất của thường biến là?
A. Thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình B. Không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình
C. Không thay đổi kiểu gen, chỉ thay đổi kiểu hình D. Thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình
Câu 11: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể.
Câu 12: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới.
B. Kết quả sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
D.Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Văn Thuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)