ĐỀ KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA 2016- 2017
Chia sẻ bởi Trịnh Văn Thuấn |
Ngày 26/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA 2016- 2017 thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
Môn: SINH 2016
Câu 1: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).
B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
Hướng dẫn
A. (n) × (n+1) => 2n+1: thể lệch bội
B. (n-1) × (n+1) => 2n-1+1: Thể lệch bội
C. (2n) × (2n) => 4n: Thể đa bội chẵn
D. (n) × (2n) => 3n: Thể đa bội lẻ
Câu 2: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây không phải do đột biến nhiễm sắc thể gây ra?
A. Hội chứng AIDS. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng Đao.
Hướng dẫn
- Hội chứng AIDS do virut HIV gây nên
- Hội chứng Claiphento, Tocno và Đao là do đột biến số lượng NST gây nên.
Câu 3: Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.
(2) Chống xâm nhập mặn cho đất.
(3) Tiết kiệm nguồn nước sạch.
(4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Hướng dẫn
Tất cả các hoạt động đều góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Hướng dẫn
- Giao phối ngẫu nhiên cũng như không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen
- Đột biến gen làm thay đổi tần số alen nhưng không đột ngột (vì tần số đột biến gen thấp)
- Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 5: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?
A. AABb. B. AaBB. C. AAbb. D. AaBb.
Hướng dẫn
- AABb: dị hợp gen B
- AaBB: dị hợp gen A
- AaBb: dị hợp cả gen A và B.
- Aabb: đồng hợp cả gen A và gen B
Câu 6: Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất?
A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới.
B. Quần xã rừng lá kim phương Bắc.
C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới.
D. Quần xã đồng rêu hàn đới.
Hướng dẫn
- Khí hậu ở vùng nhiệt đới thuận lợi cho nhiều loài động thực vật => Đa dạng => Lưới thức ăn phức tạp.
- Các vùng còn lại điều kiện lạnh => ít loài thích hợp => Kém đa dạng => LTA đơn giản.
Câu 7: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?
A. Giun đũa sống trong ruột lợn.
B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường.
C. Bò ăn cỏ.
D. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa.
Hướng dẫn
- Lúa và cỏ là 2 loài khác nhau cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng,…
- Giun đũa và lợn: QH ký sinh - vật chủ
- Tảo giáp và tôm, cá: QH ức chế cảm nhiễm
- Bò và cỏ: QH SV này ăn sinh vật khác
Câu 8: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn.
D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
Hướng dẫn
- Hưu giành con cái trong mua sinh sản =. QH cạnh tranh
- Cá ép sống bám trên cá lớn; Phong lan và cây gỗ: QH hội sinh
Câu 9: Ở tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Văn Thuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)