ĐỀ KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA 2016 -2017

Chia sẻ bởi Trịnh Văn Thuấn | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA PHÁT TRIỂN THI THPT QUỐC GIA 2016 -2017 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT Đồng Tháp
Trường THPT Lai Vung 3
Đề kiểm tra phát triển thi THPT Quốc gia
Môn: Sinh học TN 3
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:
I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.
III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x. Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. I → II → III. B. I → III → II. C. II → I → III. D. II → III → I.
Câu 2: Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 13 B. 15 C. 21 D. 42
Câu 3: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I.Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
II.Trồng cây gây rừng.
III.Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV.Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tứ. B. kỉ Triat (Tam điệp). C. kỉ Đêvôn D. kỉ Krêta (Phấn trắng).
Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp?
A. Aa × Aa. B. Aa × AA. C. AA × aa. D. aa × aa.
Câu 6: Có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để nhanh chóng tạo nên một quần thể cây phong lan đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan có kiểu gen quý ban đầu?
A. Cho cây phong lan này tự thụ phấn.
B. Cho cây phong lan này giao phấn với một cây phong lan thuộc giống khác.
C. Nuôi cấy tế bào, mô của cây phong lan này.
D. Dung hợp tế bào xôma của cây phong lan này với tế bào xôma của cây phong lan thuộc giống khác.
Câu 7: Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1.
Các số 1, 2, 3 lần lượt /

A. sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản.
B. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).
C. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).
D. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc.
Câu 8: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất?
I. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu.
II. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí.
III. Bón phân đạm hóa học.
IV. Bón phân hữu cơ.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây?
A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn.
C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 10: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là:
A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.
C. Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
D. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng.
Câu 11: Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Văn Thuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)