Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 – số 9
Chia sẻ bởi Đỗ Mạnh Hà |
Ngày 18/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 – số 9 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Sở Giáo dục – Đào tạo Sơn La
Trường THCS Thị Trấn Sông Mã
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Trắc nghiệm (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.”
( Ngữ văn 6, tập 1)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy ?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
3. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A. Con Rồng cháu Tiên
B. Thánh Gióng
C. Thạch Sanh
D. Em bé thông minh
4. Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại truyện dân gian nào ?
A. Cổ tích
B. Thần thoại
C. Ngụ ngôn
D. Truyền thuyết
5. Nhân vật tráng sĩ trong đoạn văn trên là ai ?
A. Thạch Sanh
B. Sơn Tinh
C. Thánh Gióng
D. Lang Liêu
6. Phần gạch chân trong câu “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” là gì ?
A. Cụm danh từ
B. Cụm tính từ
C. Cụm động từ
D. Cụm chủ vị
7. Trong các từ sau, từ nào là danh từ ?
A. cao
B. giặc
C. vươn
D. phun
8. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn ?
A. tráng sĩ
B. hoảng hốt
C. roi sắt
D. chú bé
9. Từ “lẫm liệt” dưới đây được giải thích theo cách nào ?
“Lẫm liệt”: Hùng dũng, oai nghiêm.
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
10. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ?
A. Tái hiện trạng thái sự vật
B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận
D. Trình bày diễn biến, sự việc
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là từ đơn ? Lấy 2 ví dụ về từ đơn.
Câu 2 (6 điểm). Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
Sở Giáo dục – Đào tạo Sơn La
Trường THCS Thị Trấn Sông Mã
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ 9. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6
Trắc nghiệm: 2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
B
D
C
C
B
A
C
D
Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là từ đơn ? Lấy 2 ví dụ về từ đơn.
Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn (0,5 điểm).
Ví dụ: nhà, bàn… (mỗi ví dụ 0,5 điểm).
Câu 2 (6 điểm): Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
* Yêu cầu chung:
1. Về nội dung: Học sinh biết tư duy, hồi tưởng, lựa chọn những sự việc tiêu biểu về thầy hoặc cô giáo mà mình quý mến
Trường THCS Thị Trấn Sông Mã
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Trắc nghiệm (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.”
( Ngữ văn 6, tập 1)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy ?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
3. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A. Con Rồng cháu Tiên
B. Thánh Gióng
C. Thạch Sanh
D. Em bé thông minh
4. Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại truyện dân gian nào ?
A. Cổ tích
B. Thần thoại
C. Ngụ ngôn
D. Truyền thuyết
5. Nhân vật tráng sĩ trong đoạn văn trên là ai ?
A. Thạch Sanh
B. Sơn Tinh
C. Thánh Gióng
D. Lang Liêu
6. Phần gạch chân trong câu “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” là gì ?
A. Cụm danh từ
B. Cụm tính từ
C. Cụm động từ
D. Cụm chủ vị
7. Trong các từ sau, từ nào là danh từ ?
A. cao
B. giặc
C. vươn
D. phun
8. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn ?
A. tráng sĩ
B. hoảng hốt
C. roi sắt
D. chú bé
9. Từ “lẫm liệt” dưới đây được giải thích theo cách nào ?
“Lẫm liệt”: Hùng dũng, oai nghiêm.
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
10. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ?
A. Tái hiện trạng thái sự vật
B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận
D. Trình bày diễn biến, sự việc
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là từ đơn ? Lấy 2 ví dụ về từ đơn.
Câu 2 (6 điểm). Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
Sở Giáo dục – Đào tạo Sơn La
Trường THCS Thị Trấn Sông Mã
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ 9. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6
Trắc nghiệm: 2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
B
D
C
C
B
A
C
D
Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là từ đơn ? Lấy 2 ví dụ về từ đơn.
Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn (0,5 điểm).
Ví dụ: nhà, bàn… (mỗi ví dụ 0,5 điểm).
Câu 2 (6 điểm): Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
* Yêu cầu chung:
1. Về nội dung: Học sinh biết tư duy, hồi tưởng, lựa chọn những sự việc tiêu biểu về thầy hoặc cô giáo mà mình quý mến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Mạnh Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)