Đề kiểm tra Ngữ văn 6 lần 2
Chia sẻ bởi Trần Thị Định |
Ngày 17/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra Ngữ văn 6 lần 2 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Giang Biên ĐỀ KIỂM TRA 15’ NGỮ VĂN 6
Họ tên: .........................................Lớp: ...... Năm học: 2011- 2012.
Ngày kiểm tra: ....................... Ngày trả:..................
Điểm
Lời phê của cô giáo.
Bài 1(3đ): Từ nào có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu sau? Vì sao?
a) Phú ông gọi ba cô gái ra, lần lượt hỏi....................người một.( Sọ Dừa)
A- Vài B- Nhiều C- Từng D- Mấy.
b) Chúng tôi lớn lên..............người.........ngả.( Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh)
A- Mỗi B- Nhiều C- Từng D- Mấy
Giải thích:...............................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2(2đ): Lựa chọn các từ: mấy, trăm, nghìn, vạn, ba, một, điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu ca dao sau?
............cây làm chẳng lên non
............cây chụm lại nên hòn núi cao.
- .............năm bia đá thì mòn
.............năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
............năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa, bến cũ, con đò khác xưa.
-Ở gần chẳng bén duyên cho
Xa xôi cách.............lần đò cũng đi.
Bài 3 (6đ) Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa thể loại văn học truyền thuyết và cổ tích.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Trường THCS Giang Biên ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15’ NGỮ VĂN 6
Họ tên: .........................................Lớp: ...... Năm học: 2011- 2012.
Ngày kiểm tra: ....................... Ngày trả:............
Điểm
Lời phê
Bài 1(3đ): Từ nào có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu sau? Vì sao?
Chọn đúng 2 câu cho 1đ
a)Phú ông gọi ba cô gái ra, lần lượt hỏi.............người một.
A- Vài B- Nhiều C- Từng D- Mấy.
b) Chúng tôi lớn lên..............người.........ngả.( Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh)
A- Mỗi B- Nhiều C- Từng D- Mấy
Giải thích(2đ): từng mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
- mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
Bài 2(2đ): Lựa chọn các từ: mấy, trăm, nghìn, vạn, ba, một, điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu ca dao sau? Mỗi câu cho 0,5đ
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa, bến cũ, con đò khác xưa.
-Ở gần chẳng bén duyên cho
Xa xôi cách mấylần đò cũng đi.
Bài 3 (5đ) Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa thể loại văn học truyền thuyết và cổ tích.
Điểm giống nhau : Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích đều thuộc loại truyện dân gian. Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo, nguồn gốc ra đời của nhân vật, nhân vật tài năng phi thường.(1,5)
Điểm khác nhau :
+ Truyện truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Được người kể lẫn người nghe tin là chuyện có thật (1,75)
+ Truyện cổ tích kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định, thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện được người kể lẫn người nghe coi là không có thật....(1,75)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Định
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)