Đề kiểm tra Ngữ văn 6 cảm thụ 25 phút hệ số I
Chia sẻ bởi Đặng Bảo Ngọc |
Ngày 17/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra Ngữ văn 6 cảm thụ 25 phút hệ số I thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 6 (CẢM THỤ)
Thời gian: 25 phút
Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ) nói với con trai mình: (10đ)
“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều…vẫn muốn hắt tia xa!”
(Trích bài thơ Mẹ, Phạm Ngọc Cảnh)
Đoạn thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (1đ)
Phân tích dấu chấm giữa câu thơ 3 và từ “Nhưng”. Tác dụng của hai dấu hiệu ấy với nội dung như thế nào? (1,5đ)
Em hiểu câu thơ thứ tư như thế nào? (2đ)
Có bạn cho rằng khổ thơ này có hai ý đối lập nhau. Em có đồng ý với nhận xét trên không? Ý kiến em như thế nào? (2,5đ)
Phát biểu càm nghĩ của em về người mẹ Việt Nam trong khổ thơ trên (từ 10 đến 12 câu). (3đ)
Cut on this line
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. (1đ)
Dấu chấm câu giữa câu thơ thứ ba và từ “Nhưng” tách hai ý của khổ thơ (2 ý như là đối lập): (1,5đ)
Con là lửa ấm, con là trái xanh, con là cuộc sống của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn.
Nhưng giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: động viên con trai lên đường đánh giặc.
Câu thơ thứ tư: hình ảnh ẩn dụ: “nắng đã chiều” chính là hình ảnh bà mẹ. Nhưng mẹ lại hết lòng vì nước: “vẫn muốn hắt tia xa”… (2đ)
Khổ thơ này có hai ý đối lập nhau, nhưng ý 1 lại làm nền cho ý 2. Vì mẹ càng yêu quý nâng niu đứa con trai của mình bao nhiêu, thì càng thấy rõ lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai đi đánh giặc cứu nước. (2,5đ)
Phát biêu cảm nghĩ của em: Học sinh dựa vào các ý đã khai thác trên, tự làm phần này. (3đ)
Ký duyệt
Thời gian: 25 phút
Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ) nói với con trai mình: (10đ)
“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều…vẫn muốn hắt tia xa!”
(Trích bài thơ Mẹ, Phạm Ngọc Cảnh)
Đoạn thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (1đ)
Phân tích dấu chấm giữa câu thơ 3 và từ “Nhưng”. Tác dụng của hai dấu hiệu ấy với nội dung như thế nào? (1,5đ)
Em hiểu câu thơ thứ tư như thế nào? (2đ)
Có bạn cho rằng khổ thơ này có hai ý đối lập nhau. Em có đồng ý với nhận xét trên không? Ý kiến em như thế nào? (2,5đ)
Phát biểu càm nghĩ của em về người mẹ Việt Nam trong khổ thơ trên (từ 10 đến 12 câu). (3đ)
Cut on this line
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. (1đ)
Dấu chấm câu giữa câu thơ thứ ba và từ “Nhưng” tách hai ý của khổ thơ (2 ý như là đối lập): (1,5đ)
Con là lửa ấm, con là trái xanh, con là cuộc sống của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn.
Nhưng giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: động viên con trai lên đường đánh giặc.
Câu thơ thứ tư: hình ảnh ẩn dụ: “nắng đã chiều” chính là hình ảnh bà mẹ. Nhưng mẹ lại hết lòng vì nước: “vẫn muốn hắt tia xa”… (2đ)
Khổ thơ này có hai ý đối lập nhau, nhưng ý 1 lại làm nền cho ý 2. Vì mẹ càng yêu quý nâng niu đứa con trai của mình bao nhiêu, thì càng thấy rõ lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai đi đánh giặc cứu nước. (2,5đ)
Phát biêu cảm nghĩ của em: Học sinh dựa vào các ý đã khai thác trên, tự làm phần này. (3đ)
Ký duyệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Bảo Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)