Đề Kiểm tra Kì II- Chuẩn- Có đáp án

Chia sẻ bởi Ông Tư Bản | Ngày 17/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề Kiểm tra Kì II- Chuẩn- Có đáp án thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Phòng gd & Đt hoành bồ
Trường Tiểu học & THCS Dân Chủ
Đề kiểm tra học kỳ II
Môn: Lịch sử 8
Năm học: 2009 - 2010
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)


Câu 1: ( 3 điểm)
Em hãy nêu nội dung chính của Hiệp ước Hác - măng (1883 ) và Pa-tơ-nốt (1884) để thấy rõ sự bạc nhược của triều đình Huế ?
Câu 2: ( 1điểm) Hãy nối tên lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa với cuộc khởi nghĩa do họ lãnh đạo.

A. Nguyễn Thiện Thuật
1. Khởi nghĩa Ba Đình

B. Phạm Bành - Đinh Công Tráng
2. Khởi nghĩa Hương Khê

 C. Phan Đình Phùng
3. Khởi nghĩa Yên Thế

D. Phan Bội Châu
4. Khởi nghĩa Bãy Sậy

E. Hoàng Hoa Thám



Câu 3 : ( 3.5 điểm) Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những biến đổi như  thế nào ?
Câu 4: ( 2.5 điểm)Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có những điểm gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?



















Phòng gd & Đt huyện hoành bồ
Trường Tiểu học & THCS Dân Chủ
Đáp án – biểu điểm
Môn: Lịch sử 8
Năm học: 2009 - 2010



Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1:
( 3 điểm)

Nội dung Hiệp ước Hác - măng
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Bắc kì và Trung kì, cắt tỉnh Bình thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp.
Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kỳ, nhưng mọi việc đều phải được thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc kì về Trung kì.
Hiệp ước Pa- tơ - nốt ngày 6 tháng 6 năm 1884: Có nội dung cơ bản giống Hiệp ước Hác - măng, chỉ sửa đổi chút về danh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng Vua, quan phong kiến bù nhìn.

0.75


0.75


0.75


0.75



Câu 2.
(1 điểm)

A: 4
B: 1
C: 2
E: 3
Mỗi ý đúng 0,25

Câu 3:
(3,5 điểm)

A. ở các vùng nông thôn:
1., Giai cấp địa chủ:
- Ngày càng đông thêm đã đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp, một bộ phận cấu kết với thực dân Pháp để áp bức bóc lột nhân dân.
- Tuy nhiên một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
2.Nông dân:
- Lâm vào cảnh nghèo khổ không lối thoát, có ý thức dân tộc sâu sắc, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

B. Đô thị phát triển, sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới:
3. Giai cấp tư sản: Thực lực kinh tế nhỏ bé, bị Pháp kìm hãm, chưa giám đấu tranh.
4. Tầng lớp Tiểu tư sản: Cuộc sống bấp bênh, họ sẵn sàng tham gia cách mạng.
5. Giai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ông Tư Bản
Dung lượng: 57,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)