đề kiểm tra kì 2 sử 6,7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Nhung | Ngày 17/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra kì 2 sử 6,7 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT Võ Nhai
Trường THCS Tràng Xá

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lịch sử 8 Thời gian: 45’
Năm học 2010-2011
Câu 1 (3 điểm):
Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Tại sao?
Câu 2: ( 1 điểm)
Em hãy cho biết nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
Câu 3 (3 điểm):Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế- xã hội Việt Nam như thế nào?
Câu 4 (3 điểm):
Hãy cho biết những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? Ý nghĩa của những hoạt động đó? Nhận xét hướng đi.

























Hướng dẫn chấm kiểm tra học kỳ II
Môn: Lịch sử 8
Năm học: 2010- 2011
Câu 1 (3 điểm):
* Phong trào Cần Vương nổ ra từ cuối thế kỉ XIX:
-Phong trào chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1885- 1888
+ Giai đoạn 1888- 1896
- Giai đoạn 1885- 1888: Phong trào nổ ra ở khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
- Giai đoạn 1888- 1895: 3 cuộc khởi nghĩa lớn
+ Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886- 1887)
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883- 1892)
+ Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885- 1895)
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
-Lãnh đạo có sự phối hợp chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương
-Thời gian tồn tại dài nhất
-Quy mô rộng lớn
-Chiến đấu ác liệt, lập nhiều chiến công.
Câu 2: ( 1 điểm)
* Nguyên nhân thắng lợi: (0,5đ)
Pháp còn mạnh, cấu kết với phong kiến.
Lực lượng quân mỏng, yếu. Tổ chức và lãnh đạo còn hạn chế.
* Ý nghĩa : (0,5đ)
Thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp của nhân dân.
Góp phần làm chậm quá trình Bình định của Pháp.
Câu 3 (3 điểm):
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế- xã hội Việt Nam:
* Về Kinh tế: không phát triển được và phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp
* Về Xã hội: xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi, các giai cấp có sự phân hoá sâu sắc:
- Giai cấp địa chủ, phong kiến: ......
-Giai cấp nông dân: ......
-đồng thời xuất hiện giai cấp và tầng lớp mới:
+ Tầng lớp Tư sản đầu tiên xuất hiện
+ Tầng lớp Tiểu Tư sản thành thị ra đời
-Công thương nghiệp thuộc địa phát triển dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân ....
+ họ có tinh thần cách mạng cao : ...
Câu 4 (3 điểm):
* Hoạt động của Nguyễn Tất Thành:
-Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước: ...
-Giữa năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước. Người rời bến cảng Nhà Rồng ......
-Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp ...
- Người tham gia Hội Việt Nam những người yêu nước, tham gia Viết Báo, tuyên truyền Chủ Nghĩa Mác ...
* Ý nghĩa:
- Những hoạt động ấy là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc sau này
-Sống, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng muời Nga và có những bước chuyển biến
* Nhận xét hướng đi: các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đi sang phương Đông còn Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Nhung
Dung lượng: 33,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)