De kiem tra k12

Chia sẻ bởi Vũ Thị Thắm | Ngày 27/04/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: De kiem tra k12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Họ Và Tên:…………………………………………….Lớp: ……………………………

KIỂM TRA 45’
ĐỀ 2:

I. LỰA CHỌN MỘT PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT BẰNG CÁCH KHOANH TRÒN CHỮ CÁI ĐẦU CÂU:
1. Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến vì:
A. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung, khuôn mẫu chung.
B. Được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.
C. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Cả A, B, C đúng.
2. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ:
A. Kinh tế.
B. Đạo đức.
C. Xã hội.
D. Thực tiễn đời sống.
3. “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định tại:
A. Điều 51 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Điều 52 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Điều 52 Hiến pháp năm 1990 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Điều 53 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4. Chỉ bị phạt hình sự do hành vi cố ý:
A. Từ 16 đến dưới 18 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. Từ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi.
5. Hình thức áp dụng pháp luật là:
A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.
B. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.
C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
6. Vi phạm hành chính là hành vi:
A. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí hành chính.
B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
C. Xâm phạm các quy tắc quản lí xã hội.
D. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí đất nước.
7. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân được thể hiện trong:
A. Văn bản quy phạm pháp luật.
B. Hiến pháp và pháp luật.
C. Quy định của pháp luật về lao động.
D. Luật lao động.
8. Người có hành vi lây truyền HIV cho người khác thì:
Phải chịu trách nhiệm hình sự.
Phải chịu trách nhiệm dân sự.
Phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Phải chịu trách nhiệm hành chính.
II. ĐIỀN CỤM TỪ PHÙ HỢP VÀO CHỔ TRỐNG TRONG MỖI BÀI TẬP DƯỚI ĐÂY SAO CHO ĐÚNG VỚI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC.
1. Vi phạm pháp luật là hành vi…………………………….,có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các……………………………..được pháp luật bảo vệ
2. Pháp luật chỉ thực sự đi vào đời sống xã hội………………………..khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể đều lựa chọn………………………………..với quy định của pháp luật.

III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG, SAI VÀ DÁNH DẤU X VÀO CỘT TƯƠNG ỨNG TRONG BÀI TẬP SAU:
1. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
Phương án lựa chọn
Đúng
Sai

A.Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.



B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị truy tố và xét xử trước tòa.



C. Bất kì công dân nào vi phạm hành chính cũng phải chịu trách nhiệm hành chính.



D. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.




E. Công dân nào do thiếu hiểu biết pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không bị xử lí theo quy định của pháp luật.




2. Vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại, căn cứ vào:
Phương án lựa chọn
Đúng
Sai

A. Độ tuổi của người vi phạm



B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội.



C. Chủ thể (cá nhân, tổ chức, cơ quan) vi phạm.



D. Thời gian vi phạm.




IV. TỰ LUẬN
Câu hỏi: Theo anh, chị việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không? Vì sao?
Trả lời
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)