ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I SINH HỌC 7,8,9

Chia sẻ bởi Trần Vi Quế | Ngày 18/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I SINH HỌC 7,8,9 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG NÔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS ĐĂK NANG Năm học 2011 - 2012
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề).
Họ và tên:……………………………………… Lớp: 9…

Điểm
Lời phê của giáo viên

A. TRẮC NGHIỆM (2điểm).
Câu 1. (1 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Biến dị tổ hợp được xảy ra theo cơ chế nào?
a. Do trong quá trình giảm phân các cặp gen tương ứng phân li độc lập, tổ hợp tự do tạo ra những loại giao tử khác nhau.
b. Do trong thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên nhiều loại biến dị tổ hợp.
c. Do trong giảm phân các gen không phân li đồng đều về các giao tử.
d. Cả a và b.
2. Thế nào là đột biến gen?
a. Biến đổi các tính trạng cơ bản của sinh vật.
b. Biến đổi ở một cặp hay một số cặp nuclêôtit trên gen.
c. Biến đổi trong cấu trúc của AND.
d. Cả b và c.
Câu 2. (1 điểm). Một đoạn gen có cấu trúc như sau:

–T – A – G – X – X – G – A – T –


–A – T – X – G – G – X – T – A –
Hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen.
B. TỰ LUẬN (8 điểm).
Câu 1. (2,5 điểm) Hãy nêu các nguyên nhân phát sinh tật và bệnh di truyền ở người và biện pháp hạn chế các tật bệnh đó?
Câu 2. (2,5 điểm) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Hãy mô tả từng dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 3. (3 điểm) Khi lai hai thứ hoa thuần chủng màu đỏ và màu trắng với nhau được F1 đều hoa đỏ. Cho các cây F1 thụ phấn với nhau, ở F2 thu được tỷ lệ như sau:
103 hoa đỏ: 31 hoa trắng
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Bằng cách nào xác định được cây hoa đỏ thuần chủng ở F2.




BÀI LÀM:


































ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. (1 điểm) Câu 1: d; 2: b. Mỗi ý đúng 0,5đ.
Câu 2. (1 điểm) Trình tự các đơn phân của ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen:
– U – A – G – X – X – G – A – U –

B. TỰ LUẬN
Câu 1. (2,5 điểm)
* Nguyên nhân phát sinh bệnh tật di truyền ở người:
+ Do tác nhân lý hóa học trong tự nhiên gây ra.
+ Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào.
+ Do ô nhiễm môi trường(do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ một số chất độc hóa học rải trong chiến tranh).
* Biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền:
+ Đấu tranh chống sản xuất, thử sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học.
+ Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lý và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ và một số chất độc có hại khác.
+ Khi đã mắc một số tật di truyền thì không nên kết hôn. Nếu kết hôn không nên sinh con. Đặc biệt trường hợp gia đình chồng có người mang tật di truyền, người phụ nữ lại mang tật di truyền đó thì không nên sinh con.
Câu 2. (2,5 điểm) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể. Có 4 dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đó là: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
+ Mất đoạn: Một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể mất đi so với đoạn ban đầu.
+ Lặp đoạn: Một hoặc nhiều đoạn của nhiễm sắc thể bị lặp lại so với dạng ban đầu, làm độ dài của nhiễm sắc thể tăng lên.
+ Đảo đoạn: Các đoạn nào đó của nhiễm sắc thể chuyển đổi vị trí cho nhau và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vi Quế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)