ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 26/04/2019 |
94
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 04
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
NĂM HỌC 2017 – 2018 – MÔN VẬT LÝ 11
Thời gian làm bài 50 phút
Họ tên học sinh:..........................................................................................................Lớp:....................
Câu 1. (2 điểm). Ghép nội dung của hai cột với nhau cho đúng
CỘT I
CỘT II
1. Công thức tính độ lớn cảm ứng từ tại một điểm M cách dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn thẳng dài một khoảng r là
A.
2. Công thức tính độ lớn cảm ứng từ tại M là tâm dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính R là
B.
3. Công thức tính độ lớn cảm ứng từ tại M là điểm trong lòng ống dây dẫn quấn thành hình trụ mang dòng điện I và số vòng dây trên mỗi mét chiều dài ống dây là n là
C.
4. Công thức tính độ tự cảm của ống dây dẫn dẫn quấn thành hình trụ lõi không khí có chiều dài l, tiết diện S, số vòng dây N là
D.
5. Công thức tính số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là
E.
6. Công thức tính số bội giác của thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là
F.
7. Công thức tính số bội giác của lúp khi ngắm chừng ở vô cực là.
G.
8. Công thức tính từ thông cực đại qua một mạch kín là cuộn dây dẫn gồm N vòng dây, mỗi vòng có diện tích S là
H.
Câu 2. (2 điểm).
1). Viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất n1 với góc tới i sang môi trường chiết suất n2 với góc khúc xạ r.
2). Viết biểu thức liên hệ giữa tiêu cự f của thấu kính với các khoảng cách từ vật đến thấu kính d và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính d’.
3). Nêu đơn vị (theo hệ SI) của các đại lượng vật lý sau: lực, cảm ứng từ, từ thông, điện tích.
Câu 3. (3 điểm).
1). Tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng dài MN = 1 mét mang dòng điện I = 2A đặt trong từ trường đều có B = 2.10-6 T. Biết dây dẫn thẳng đó vuông góc với các đường sức từ.
2). Tính độ lớn lực lo ren xơ tác dụng lên một điện tích q = 1,6.10-19 C đang chuyển động trong từ trường đều
B = 2.10-4 T, điện tích có vận tốc v = 2.106 m/s , góc hợp bởi véc tơ vận tốc và là .
3). Cho tia sáng truyền từ không khí (n1 = 1) vào môi trường có chiết suất n2 = với góc tới i = 450. Tính góc khúc xạ.
Câu 4. (1 điểm).
1). Tính độ tự cảm của ống dây dẫn lõi không khí hình trụ gồm N =1000 vòng, chiều dài ống dây l = 0,5m, tiết diện, mỗi vòng dây có đường kính 20 cm (có thể lấy π2 = 10).
2). Tính mô men ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây hình chữ nhật diện tích S = 10 cm2 có dòng điện I = 10 A, đặt trong từ trường đều có B = 4.10-6 T, véc tơ hợp với mặt phẳng của khung dây một góc β = 600.
Câu 5. (1 điểm).
1). Cho vật thật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm một đoạn d = 40 cm. Xác định tính chất, chiều của ảnh tạo bởi thấu kính.
2). Cho lăng kính chiết suất n = ,tiết diện là tam giác đều ABC đặt trong không khí, góc chiết quang A.
Chiếu tia sáng đến mặt bên AB và điều chỉnh góc tới. Người ta thấy khi tia sáng khúc xạ 2 lần liên tiếp qua mặt AB và AC và ló ra không khí thì góc lệch D tạo bởi tia tới và tia ló có giá trị cực tiểu Dmin.
Tính giá trị Dmin này?
Câu 6. (1 điểm). Cho hệ thấu kính ghép đồng trục L1 L2 tiêu cự lần lượt là f1 = 10cm, f2 = 20cm, hai quang tâm cách nhau 60cm. Vật thật AB cao 2cm đặt trước và cách thấu kính L1 đoạn d1 = 15 cm. Xác định tính chất, chiều, độ lớn ảnh cuối cùng tạo bởi hệ thấu kính trên, vẽ hình.
***HẾT***
SỞ GD ĐT VĨNH PHÚC
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
NĂM HỌC 2017 – 2018 – MÔN VẬT LÝ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)