ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 VẬT LÝ 11
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Hường |
Ngày 26/04/2019 |
143
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 VẬT LÝ 11 thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM KIỂM TRA LƯỢNG ĐẦU NĂM – NH: 2018 - 2019
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ MÔN: LÝ – KHỐI 11
------------------ THỜI GIAN: 45 PHÚT
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm)
a. Phát biểu và viết công thức định luật Culông?
b. Nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Câu 2: (2,5 điểm)
a. Định nghĩa đường sức điện trong điện trường?
b. Nêu các đặc điểm của các đường sức điện?
Câu 3: (1,5 điểm)
Hai điện tích điểm q1 = q2 = 5.10-10 C đặt trong không khí cách nhau một đoạn 5 cm.
a. Xác định lực tương tác giữa hai điện tích?
b. Đem hệ hai điện tích này đặt vào môi trường nước (( = 81), hỏi lực tương tác giữa hai điện tích sẽ thay đổi thế nào ?
Câu 4: (3,5 điểm)
Cho hai điện tích q1 = +4. 10-10 C, q2 = -4. 10-10 C, đặt tại A và B trong không khí biết AB = 2 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tại:
a. H, là trung điểm của AB.
b. M, MA = 1 cm, MB = 3 cm.
c. N, biết rằng NAB là một tam giác đều.
--HẾT--
HỌ VÀ TÊN THÍ SINH:…………………………………………………
SBD:…………………………………………..LỚP:……………………
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học: 2018-2019
Môn thi: VẬT LÝ. KHỐI 11
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 001
Câu 1
(2,5 điểm)
* Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
1,0 đ
* Biểu thức:
* Chú thích:
với
1,5đ
Câu 2
(2,5 điểm)
* Phát biểu: Định nghĩa đường sức điện.
Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.
* Các đặc điểm của các đường sức điện.
+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi.
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trườg tại điểm đó.
+ Đường sức của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
+ Nơi nào có cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện càng mau (dày) và ngược lại.
1,0 đ
0,25x 6
Câu 3
(1,5 điểm)
* Tóm tắt.
* Câu a: = 9.10-7 (N).
* Câu b:
+ F* = F / 81 = 10-7 / 9
+ Kết luận : Khi đặt trong môi trường khác lực điện giảm đi 81 lần.
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25đ
Câu 4
(3,5 điểm)
* Câu a:
+ Vẽ hình
+ Tính độ lớn: E1H = E2H = 36.103 (V/ m)
+ Suy ra EH = E1H + E2H = 72.103 (V/m).
* Câu b:
+ Vẽ hình.
+ Tính độ lớn:
E1M = 36.103 (V/m) ; E2M = 4.103 (V/m).
+ suy ra EM = E1M – E2M = 32.103( V/m).
* Câu c:
+ Vẽ hình.
+ Tính độ lớn:
E1N = 9.103( V/m) ; E2N = 9.103( V/m).
+ suy ra EN = 2E1N.cos 300 = 9.103.√3 (V/m0).
0,25đ
0,25đ
0,5đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Hường
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)