đề kiểm tra học kì II 7

Chia sẻ bởi Đinh Xuân Cường | Ngày 16/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra học kì II 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KÌ II (SỬ 7)

Câu 1: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối 1426?
Trả lời:
-12/10/1426 hạ đồn Đa Căng
-12/1424 hạ thành Trà Lân, tiến đến giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá.
-8/1425 nghĩa quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
-Khu vực hoạt động của nghĩa quân( từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425) từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
-9/1426 nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
*Nguyên nhân thắng lợi:
-Lòng yêu nước, ý chí bất khuất đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.
-Đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của Ban chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
*Ý nghĩa lịch sử:
-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
-Mở ra một thời kỳ phát triển mới: Thời Lê Sơ.
Câu 3:Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ?
Trả Lời:
a/Nông nghiệp:
-Cho quân lính, kiêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
-Đặt các chức quan chăm lo nông nghiệp.
-Thực hiện phép quân điền.
-Bảo vệ sức sản xuất.
->Nông nghiệp nhanh chống phục hồi và phát triển
b/Thủ công nghiệp:
-Các nghề thủ công cổ truyền phát triển
-Xuất hiện nhiều làng, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng.
-Thủ công nghiệp của nhà nước(Cục bách tác) được mở rộng.
c/Thương nghiệp:
-Khuyến khích lập chợ mới, họp chợ
-Ban hành điều lệ quy định việc thành lập chợ và hợp chợ.
-Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì: ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống,….
Câu 4: Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều? Và cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào? Hậu quả của nó?
*Nguyên nhân: Triều đình nhà Lê suy yếu, tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt:
-Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc (Bắc triều)
-Năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá, khôi phục dòng họ Lê, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều)
*Diễn biến:
-Hai tập đoàn phong kiến Nam-Bắc triều đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm
-Chiến trường: Vùng Thanh - Nghệ ra Bắc.
-Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng.
*Hậu quả:
-Nạn đói, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh
-Đời sống nhân dân khốn khổ.
-> Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 5: Em hãy trình bày chiến tranh Trịnh - Nguyễn và hậu quả của nó?
Trả lời:
a/Sự hình thành các thế lực Đàng trong – Đàng ngoài.
-Năm 1545, Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.
-Nguyễn Hoàng( con thứ của Nguyễn Kim) vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam
b/Diễn biến:
-Cuộc chiến tranh diễn ra giữa hai thế lực kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627-1672).
-Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh hiện nay trở thành chiến trường ác liệt.
-Kết quả: Lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước(Đàng Ngoài: vua Lê, chúa Trịnh; Đàng Trong: chúa Nguyễn)
c/Hậu quả:
-Đất nước bị chia cắt kéo dài
-Cản trở sự phát triển của đất nước về mọi mặt.
Câu 6: Quân Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê như thế nào?
Trả lời:
-Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân vào đánh Phú Xuân. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
-Nguyễn Nhạc tạm hoà với Trịnh để đánh Nguyễn.
-Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong.
-6/1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân , sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”
-Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao chính quyền cho vua Lê
-Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.
-> Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê thối nát và đã hoàn thành được sứ mệnh lịch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Xuân Cường
Dung lượng: 41,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)