đề kiểm tra học kì II

Chia sẻ bởi Mộng Mai cư sĩ | Ngày 26/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra học kì II thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
_____________
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10C,D
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi gồm: 01 trang.
_____________



Câu 1: (2,0 điểm).
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

 (Đại cáo bình Ngô)
Phân tích câu văn trên và chỉ ra nội dung mới trong quan điểm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi?
Câu 2: (3,0 điểm).
Nhà văn Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.”
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Câu 3: (5,0 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !”

 (Trích Nỗi thương mình - Truyện Kiều - Nguyễn Du,
Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr.142)

……………. Hết …………..

Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ……………………………………SBD……………….



















SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
_____________
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10C,D
Đáp án gồm: 02 trang.
_____________


Câu
Ý
Nội dung
Điểm

1
 Phân tích câu văn và chỉ ra nội dung mới trong quan điểm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi?
2,0



- Nhân nghĩa: nhân là yêu thương, trọng người; nghĩa là theo lẽ phải. Nhân nghĩa là một tư tưởng quen thuộc của Nho giáo, chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

1,0




- Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới được lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược; nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo - tức là tiêu trừ tham tàn bạo ngược để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

1,0

2
 Nhà văn Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.”
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

3,0



a.
Giải thích
0,5



- Thành công: là đạt được kết quả, mục đích như dự định, tạo nên những giá trị được nhiều người thừa nhận, tôn vinh.
0,25



- Lười biếng: là sự chây lười, ỉ lại, không chịu suy nghĩ, hành động, không chịu làm việc hoặc làm việc thụ động, phó mặc người khác.
0,25



- Như vậy câu nói của Lỗ Tấn nhằm khẳng định: Muốn thành công không thể lười biếng mà phải chủ động, tích cực, siêng năng, chăm chỉ, phải cố gắng vượt bậc.



b.
Phân tích, chứng minh
2,0



* Thành công không bao giờ song hành với sự lười biếng:




- Khi con người lười biếng, không chịu hành động, tư duy thì tinh thần dễ bị uể oải, chán nản, dễ mắc các tệ nạn xã hội (như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút…) bởi Nhàn cư vi bất thiện. Như vậy những người đó không bao giờ biết đến thành công, thậm chí còn bị người đời khinh chê.
0,5



- Lười lao động thì không làm ra vật chất dẫn đến nghèo khó. Học sinh, sinh viên lười biếng thì thi không đỗ, không lập nên công danh, sự nghiệp.
0,5



* Thành công chỉ thuộc về những người chăm chỉ, cần cù, đam mê công việc:





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mộng Mai cư sĩ
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)