đề kiểm tra học kì II

Chia sẻ bởi Mộng Mai cư sĩ | Ngày 19/03/2024 | 22

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra học kì II thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
——————

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2013 -2014
MÔN: SỬ KHỐI 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời giao đề.
Đề thi gồm: 01 trang.
———————


Câu 1: (3,5 điểm)
Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á ra đời trong điều kiện nào?

Câu 2: (3,0 điểm)
Nêu nguyên nhân sụp đổ của vương triều Lê sơ. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII.

Câu 3: (3,5 điểm)
Nguyên nhân, biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp của nước ta thế kỷ XVI-XVIII?


-------------------------------Hết---------------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

































SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
——————

ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2013 -2014
MÔN: SỬ KHỐI 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời giao đề.
Đề thi gồm: 02 trang.
———————


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu
Nội dung
Điểm

1
Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á ra đời trong điều kiện nào?
3,5


a, Điều kiện tự nhiên:
- Địa lý, hành chính: Đông nam Á gồm 11 nước.
- Khí hậu: Nóng ẩm, hoạt động của gió mùa tạo ra 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
+ Gió mùa kèm theo mưa ->cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và trồng trọt-> Tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về động và thực vật
- ĐNÁ là quê hương của những cây gia vị, hương liệu: hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu,hồi, quế, trầm hương…và cây lương thực, đặc trưng là cây lúa nước.
- Sự đan xen của núi, đồi,sông, biển…đã tạo nên những vùng nhỏ với cảnh quan đa dạng vùa có đồi núi, rừng vừa có biển, đồng bằng…
b, Kỹ thuật
- Sau giai đoạn đá cũ ĐNÁ có sự phát triển liên tục từ đá mới đến sơ kì đố sắt:
+ Điển hình sơ kì đá mới là văn hóa Hòa Bình, hay “phức hợp kỹ thuật đá Hòa Bình”, có mặt ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan…
+ Hậu kỳ đá mới: có sự chuyển biến mạnh từ nông nghiệp trồng rau sang nông nghiệp trồng lúa nước, từ thuần dưỡng sang chăn nuôi gia súc, nghề gốm, dệt phát triển.
+ Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán đường biển phát đạt-> một số hải cảng và thành thị đã ra đời vầ nhộn nhịp; Óc Eo (An Giang-VN), Ta-ko-la (Mã lai)…
+ Đồ đồng sử dụng ở ĐNÁ vào khoảng TNK II TCN, công cụ đồng thau có mặt ở Việt Nam , Thái Lan có kết hợp với công cụ đá, tre, gỗ.
+ Đồ sắt: những thế kỷ đầu công nguyên, sắt sử dụng rộng rãi ở ĐNÁ -> ĐNÁ đứng trước ngưỡng cửa xã hội có giai cấp.
c, Văn hóa
- Sự ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNÁ còn gắn với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồng thời, giữa các tiểu quốc thường xuyên có mối liên hệ, trao đổi văn hóa và sản phẩm trên cơ sở phát triển bản sắc văn hóa riêng của mình.
-> Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở ĐNÁ: Sự phát triển sản xuất nông nghiệp (công cụ sắt) và sự giao lưu buôn bán, cùng với sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc
d, Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
- Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỷ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kỳ đã hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam ĐNÁ:
+ Vùng Nam Trung bộ VN: có vương quốc Chăm-pa, hạ lưu sông Mê công có quốc gia Phù Nam
+ Lưu vực sông Mê Nam và sông I-ra-oa-đi: Người Môn lập tiểu quốc : Xích Thổ, Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a
+ Lưu vực sông I-ra-oa-đi: xuất hiện vương quốc Sri Kse-tra, Tha-tơn, Pê-gu
+ Bán đảo Mã lai: có vương quốc Kê-đa, Tu-ma-sic
- Trong số các quốc gia đó nổi bật là vương quốc Phù Nam, xuất hiện khoảng TK I
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mộng Mai cư sĩ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)