De kiem tra hoc ki 1 VL11 nam 2017-2018

Chia sẻ bởi Đỗ Viết Sỹ | Ngày 26/04/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: de kiem tra hoc ki 1 VL11 nam 2017-2018 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
Mã đề 570


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÝ 11
Thời gian làm bài: 45 phút;
(25 câu trắc nghiệm, 1 bài tự luận)



Phần I. Trắc nghiệm (7điểm)
Câu 1: Hai điện tích điểm: q1 = 4.10-9 C và q2 = 4.10-9C đặt tại 2 điểm A, B trong không khí cách nhau 2cm. Cường độ điện trường tại M nằm trên đường trung trực của AB sao cho độ dài của véc tơ  đạt giá trị lớn nhất là:
A.  V/m. B.  V/m. C.  V/m. D.  V/m.
Câu 2: Điện tích điểm là:
A. các điện tích coi như tập trung tại một điểm. B. điểm phát ra điện tích.
C. vật có kích thước rất nhỏ. D. vật chứa rất ít điện tích.
Câu 3: Công của lực điện trường làm dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. Hiệu điện thế giữa điểm A và điểm B là:
A. – 8 V. B. 2000 V. C. 2 V. D. – 2000 V.
Câu 4: Một đoạn mạch có hiệu điện thế 2 đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của mạch là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50 Ω thì công suất của mạch là:
A. 10 W. B. 5 W. C. 40 W. D. 80 W.
Câu 5: Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
B. khả năng sinh công tại một điểm.
C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 6: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nêu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là
A. 64 N. B. 48 N. C. 2 N. D. 8 N.
Câu 7: Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9 V – 1 Ω thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là:
A. 3 V – 3 Ω. B. 9 V – 1/3 Ω. C. 9 V – 3 Ω. D. 3 V – 1 Ω.
Câu 8: Trên vỏ một tụ điện có ghi (10F – 220V) . Nối hai bản tụ điện trên với một hiệu điện thế 160V. Điện tích Q đã tích được trên tụ là:
A.  . B.  . C.  . D. .
Câu 9: Công của lực điện không phụ thuộc vào:
A. cường độ của điện trường. B. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
C. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. D. hình dạng của đường đi.
Câu 10: Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của:
A. các ion, electron trong điện trường.
B. các electron tự do theo chiều điện trường.
C. các electron tự do ngược chiều điện trường.
D. các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.
Câu 11: Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là:
A. 0,5 A và 13 V. B. 0,5 A và 14 V. C. 1 A và 14 V. D. 1 A và 13 V.
Câu 12: Cho mạch điện kín có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 Ω, 3 Ω và nguồn điện 10 V, điện trở trong 1 Ω. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện là:
A. 1 V. B. 9 V. C. 10 V. D. 8 V.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây đúng? Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch
A. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
B. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
C. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
D. tỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Viết Sỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)