De kiem tra HKII - 387

Chia sẻ bởi Nguyễn Địch Long | Ngày 26/04/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: De kiem tra HKII - 387 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN SINH HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút;
(40 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi 387

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Lớp:...............................................................................


Câu 1: Hoocmon progesteron không có vai trò nào?
A. Làm niêm mạc dạ con dày thêm để chuẩn bị đón trứng
B. Ức chế sự co bóp của dạ con.
C. Kích thích nang trứng phát triển và sự rụng trứng
D. Ức chế sự bài tiết LH.
Câu 2: Ở động vật ăn cỏ ngăn nào của dạ dày có thể tích lớn nhất?
A. Dạ lá sách. B. Dạ múi khế. C. Dạ dày cỏ. D. Dạ tổ ong.
Câu 3: Trong cơ chế điều hoà sinh sản tinh trùng, testosteron tiết ra từ tuyến
A. ống sinh tinh. B. tế bào kẽ trong tinh hoàn.
C. vùng dưới đồi. D. tuyến yên.
Câu 4: Loài động vật nào sau đây có hình thức sinh sản đặc biệt là trinh sinh?
A. Kiến. B. Bọ xít. C. Mối. D. Ong mật
Câu 5: Thủy tức sinh sản theo hình thức:
A. Nảy chồi B. Phân đôi C. Tái sinh D. Phân mảnh
Câu 6: Nếu thiếu Iốt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmôn
A. testosteron. B. ecđisơn. C. ostrogen. D. tiroxin.
Câu 7: Thụ phấn là quá trình
A. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ và hạt phấn nảy mầm trên đầu nhuỵ
B. vận chuyển hạt phấn từ nhuỵ đến núm nhị.
C. hợp nhất hai nhân tinh trùng với một tế bào trứng.
D. hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
Câu 8: ở sâu bướm tác dụng của juvenin là
A. kích thích tuyến trước ngực tiết ra ecdisơn. B. ức chế tuyến trơớc ngực tiết ra ecdisơn.
C. kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. D. ức chế sâu biến thành nhộng và buớm
Câu 9: Loại mô phân sinh không có ở cây phượng là mô phân sinh
A. đỉnh thân. B. lóng. C. đỉnh rễ. D. bên.
Câu 10: ở giai đọan trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng sẽ dẫn đến
A. trở thành người khổng lồ. B. chậm lớn hoặc ngừng lớn.
C. sinh trưởng phát triển bình thường. D. trở thành người bé nhỏ.
Câu 11: Chu kỳ quang là sự ra hoa phụ thuộc vào
A. độ dài đêm. B. tuổi của cây.
C. độ dài ngày và đêm. D. độ dài ngày.
Câu 12: Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa:
A. Rút ngắn thời gian sinh trưởng thu hoạch sớm và biết trước đặc tính của quả.
B. Cải biến kiểu gen của cây mẹ
C. Thay cây mẹ già cỗi bằng cây con có sức sống hơn.
D. Làm tăng năng suất so với trước đó.
Câu 13: ở sâu bướm, hoocmôn ecdisơn có tác dụng
A. gây lột xác và kích thích sâu thành nhộng và bướm.
B. gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và bướm.
C. kích thích thể allata tiết ra juvenin.
D. ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bơớm.
Câu 14: Hình thức sinh sản lưỡng tính thường gặp
A. sâu bọ. B. chân đốt. C. giun đất. D. chân khớp.
Câu 15: Điều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh trong là:
A. tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
B. trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
C. từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước.
D. số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn lên số lượng con sinh ra nhiều.
Câu 16: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn
A. sinh trưởng. B. testosteron. C. ostrogen. D. tiroxin.
Câu 17: Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là
A. nguyên phân và giảm phân.
B. giảm phân và thụ tinh.
C. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.
D. kiểu gen của hậu thế không thay đổi trong quá trình sinh sản.
Câu 18: Cơ quan chỉ huy về sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Địch Long
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)