Đề kiểm tra HKI môn Ngữ văn 6

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Yến Linh | Ngày 17/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HKI môn Ngữ văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD & ĐT
THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút


I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,5 điểm
Đoạn kết truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) như sau:
“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về”.
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
1) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?
2) Kể tên các nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó như thế nào ?
3) Giải nghĩa từ: nao núng ?
4) Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những từ loại nào ?
5) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?

II. PHẦN LÀM VĂN 7,5 điểm
Câu 1. 1,5 điểm
Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Câu 2. 6,0 điểm
Kể về một việc tốt mà em đã làm.

--- HẾT ---


Họ và tên học sinh: ……………………..………….....…… Số báo danh: ……………

PHÒNG GD & ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: NGỮ VĂN 6


I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,5 điểm

Câu
Nội dung
Điểm

1
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam.

0,25

2
- Các nhân vật chính trong truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hóa; Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt xưa được hình tượng hóa.

0,25
0,50

3
Giải nghĩa từ nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
0,25

4
Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những động từ
0,25

5
Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
1,0


II. PHẦN LÀM VĂN: 7.5 điểm

Câu
Nội dung
Điểm

Câu
1

Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).


1,5


Yêu cầu: hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được 3 ý sau:
- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang
- Phải luôn học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình
- Khiêm tốn, không được chủ quan, kiêu ngạo



0,5
0,5
0,5









Câu
2
Kể về một việc tốt mà em đã làm.
+ Yêu cầu chung: Văn kể chuyện
Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể chuyện về một việc tốt mà em đã làm (chuyện có thực), yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài.
6,0


Mở bài:
HS có thể mở bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Yến Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)