Đề kiểm tra giữa HK2 lop 5 a
Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Tân |
Ngày 10/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra giữa HK2 lop 5 a thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI GIỮA KÌ II LỚP 5.1
MÔN : TIẾNG VIỆT ( Viết )
I. Chính tả ( 5 điểm )
Bài viết : Trăng trên biển
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng! Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng nhẹ dần. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước loá sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhoà đi, nghe không gọn tiếng, không rõ rãng như trước.
( Trần Hoài Dương)
II. Tập làm văn ( 5 điểm )
Đề bài : Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập 2 của em.
MÔN TIẾNG VIỆT ( đọc )
I. HS đọc thầm bài “ Trí dũng song toàn” – SGK TV5/2 trang 25,26.
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Sứ thần Giang Văn Minh làm thế nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “ góp giỗ Liễu Thăng”?
Van xin vua nhà Minh bãi bỏ.
Đối đáp với vua Minh bằng câu đối hay.
Dùng mẹo dân gian lừa vua vào bẫy, đẩy vua vào hoàn cảnh phải vô tình thừa nhận sự phi lí của tục “góp giỗ”.
2. Giang Văn Minh đối đáp với đại thần nhà Minh như thế nào để thể hiện lòng tự hào dân tộc ?
Nhắc lại việc hai bà trưng nổi dậy chống lại nhà Hán.
Lập tức ra một vế đối lại với nội dung nhắc lại thất bại của cả ba triều vua Trung Quốc trên sông Bạch Đằng của nước ta.
Kể lại một câu chuyện dân gian của dân tộc mình.
3. Những lí do nào khiến vua nhà Minh lại sai người ám hại Giang Văn Minh?
Vua quan nhà Minh mấy phen bị bẽ mặt bởi tài đối đáp của ông Giang Văn Minh và không muốn nước ta có nhiều đại thần giỏi.
Vua Minh không muốn nước ta có nhiều đại thần tài giỏi.
Giang Văn Minh đã diệt trừ một đại thần của nhà Minh.
4. Dòng nào nêu đúng phẩm chất của Giang Văn Minh ?
Thiếu tự tin , luôn chiều theo ý của kẻ mạnh.
Tài giỏi, sáng suốt, hiên ngang, bất khuất, trí dũng song toàn.
Thật thà, trung thực.
5. Nội dung bài ca ngợi điều gì ?
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ đất nước.
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước ta khi đi nước ngoài.
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
6. “ Của một đồng , công một nén” ( Tục ngữ )
nghĩa của từ “ công” trên câu tục ngữ trên là gì ?
Không thiên vị.
Thuộc về nhà nước, chung cho mọi người.
Sức lao động.
7. Câu “ Tuy Bác đã ra đi nhưng tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi vẫn còn mãi.” Là câu ghép có các vế câu liên kết với nhau bằng cách nào ?
Bằng cặp từ hô ngữ.
Bằng cặp từ quan hệ.
Nối trực tiếp, không dùng từ nối.
8. Câu văn “ Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc” có cấu trúc như thế nào ?
trạng ngữ – chủ ngữ – vị ngữ.
Vị ngữ – chủ ngữ.
Chủ ngữ – vị ngữ .
9. Trong mỗi dãy từ, dãy từ nào có chứa từ viết sai chính tả ?
Vẻ vang, vang dội, van xin, dang tay.
Chiêm bao, chim chíp, lim dim, liêm khiết.
Diếp cá, diếp mắt, muôn kiếp, súng kíp.
10. Không thể ghép từ “ Truyền thống” vào trước dòng nào ?
An cư lạc nghiệp.
Anh dũng chống giặc ngoại xâm.
Yêu nước thương nòi.
II. Đọc thành tiếng : HS đọc bài “ Thái sư Trần Thủ Độ” – SGK TV5/2 trang 15,16 và trả lời 1 trong 4 câu hỏi trong SGK do GV nêu.
Lưu ý : HS đọc 1 trong 3 đoạn của bài.
ĐÁP ÁN
1.c 2.b 3.a 4.b 5.b
6.c 7.b 8.b 9.c 10.a
MÔN :
MÔN : TIẾNG VIỆT ( Viết )
I. Chính tả ( 5 điểm )
Bài viết : Trăng trên biển
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng! Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng nhẹ dần. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước loá sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhoà đi, nghe không gọn tiếng, không rõ rãng như trước.
( Trần Hoài Dương)
II. Tập làm văn ( 5 điểm )
Đề bài : Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập 2 của em.
MÔN TIẾNG VIỆT ( đọc )
I. HS đọc thầm bài “ Trí dũng song toàn” – SGK TV5/2 trang 25,26.
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Sứ thần Giang Văn Minh làm thế nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “ góp giỗ Liễu Thăng”?
Van xin vua nhà Minh bãi bỏ.
Đối đáp với vua Minh bằng câu đối hay.
Dùng mẹo dân gian lừa vua vào bẫy, đẩy vua vào hoàn cảnh phải vô tình thừa nhận sự phi lí của tục “góp giỗ”.
2. Giang Văn Minh đối đáp với đại thần nhà Minh như thế nào để thể hiện lòng tự hào dân tộc ?
Nhắc lại việc hai bà trưng nổi dậy chống lại nhà Hán.
Lập tức ra một vế đối lại với nội dung nhắc lại thất bại của cả ba triều vua Trung Quốc trên sông Bạch Đằng của nước ta.
Kể lại một câu chuyện dân gian của dân tộc mình.
3. Những lí do nào khiến vua nhà Minh lại sai người ám hại Giang Văn Minh?
Vua quan nhà Minh mấy phen bị bẽ mặt bởi tài đối đáp của ông Giang Văn Minh và không muốn nước ta có nhiều đại thần giỏi.
Vua Minh không muốn nước ta có nhiều đại thần tài giỏi.
Giang Văn Minh đã diệt trừ một đại thần của nhà Minh.
4. Dòng nào nêu đúng phẩm chất của Giang Văn Minh ?
Thiếu tự tin , luôn chiều theo ý của kẻ mạnh.
Tài giỏi, sáng suốt, hiên ngang, bất khuất, trí dũng song toàn.
Thật thà, trung thực.
5. Nội dung bài ca ngợi điều gì ?
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ đất nước.
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước ta khi đi nước ngoài.
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
6. “ Của một đồng , công một nén” ( Tục ngữ )
nghĩa của từ “ công” trên câu tục ngữ trên là gì ?
Không thiên vị.
Thuộc về nhà nước, chung cho mọi người.
Sức lao động.
7. Câu “ Tuy Bác đã ra đi nhưng tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi vẫn còn mãi.” Là câu ghép có các vế câu liên kết với nhau bằng cách nào ?
Bằng cặp từ hô ngữ.
Bằng cặp từ quan hệ.
Nối trực tiếp, không dùng từ nối.
8. Câu văn “ Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc” có cấu trúc như thế nào ?
trạng ngữ – chủ ngữ – vị ngữ.
Vị ngữ – chủ ngữ.
Chủ ngữ – vị ngữ .
9. Trong mỗi dãy từ, dãy từ nào có chứa từ viết sai chính tả ?
Vẻ vang, vang dội, van xin, dang tay.
Chiêm bao, chim chíp, lim dim, liêm khiết.
Diếp cá, diếp mắt, muôn kiếp, súng kíp.
10. Không thể ghép từ “ Truyền thống” vào trước dòng nào ?
An cư lạc nghiệp.
Anh dũng chống giặc ngoại xâm.
Yêu nước thương nòi.
II. Đọc thành tiếng : HS đọc bài “ Thái sư Trần Thủ Độ” – SGK TV5/2 trang 15,16 và trả lời 1 trong 4 câu hỏi trong SGK do GV nêu.
Lưu ý : HS đọc 1 trong 3 đoạn của bài.
ĐÁP ÁN
1.c 2.b 3.a 4.b 5.b
6.c 7.b 8.b 9.c 10.a
MÔN :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Duy Tân
Dung lượng: 11,53KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)