Đề kiểm tra GDCD_K12. HKI Năm học 2012 - 2013 (Chính thức)

Chia sẻ bởi Đinh Nguyên Thanh Tú | Ngày 27/04/2019 | 124

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra GDCD_K12. HKI Năm học 2012 - 2013 (Chính thức) thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:



SỞ GD-ĐT TRÀ VINH ĐỀ THI HỌC KÌ I (2012-2013)
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG MÔN: GDCD; KHỐI 12; TG: 45 PHÚT

ĐỀ: (Chính thức)
Câu 1: (4điểm)Thế nào là bình đẳng trong lao động? Nêu nội dung bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?
Câu 2: (3điểm)Thực hiện pháp luật có những hình thức cơ bản nào? Mỗi hình thức nêu 1 ví dụ?
Câu 3: (3điểm)Nêu khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm)
Khái niệm bình đẳng trong lao động.
Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. (2điểm)
Nội dung bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ:Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm, về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. (2điểm)
Câu 2: (3điểm)
Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Sử dụng pháp luật: (0,25 điểm)
Ví dụ: Học sinh tự nêu (0,5 điểm)
- Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật): (0,25 điểm)
Ví dụ: Học sinh tự nêu. (0,5 điểm)
-Tuân thủ pháp luật: (0,25 điểm)
Ví dụ: Học sinh tự nêu. (0,5 điểm)
- Áp dụng pháp luật: (0,25 điểm)
Ví dụ: Học sinh tự nêu . (0,5 điểm)
Câu 3: (3điểm)
-Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.(1,5điểm)
-Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. (1,5điểm)

HẾT

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Nguyên Thanh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)