đề kiểm tra đội tuyển vật lý 12

Chia sẻ bởi Đoàn Kim Cương | Ngày 26/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra đội tuyển vật lý 12 thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:






PHẦN I TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng. Ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ đỏ, lục, lam có bước sóng lần lượt là: λ1 = 0,64 μm, λ2 = 0,54 μm, λ3 = 0,48 μm. Trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm, có số vạch sáng là
A. 70. B. 81. C. 35. D. 92.
Câu 2: Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R và cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u = U0cos(t (V). Biết R, U0 và ( không đổi, độ tự cảm L thay đổi được. Khi độ tự cảm có giá trị L = L1 thì hệ số công suất của đoạn mạch là . Khi độ tự cảm có giá trị L = L2 thì hệ số công suất của đoạn mạch là 0,5. Khi độ tự cảm có giá trị L = L1 + L2 thì hệ số công suất của đoạn mạch là
A. 0,8. B. 0,9. C. 0,4. D. 0,7.
Câu 3: Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m, vật nặng có khối lượng m1 = 1 kg treo vào đầu dưới của lò xo. Người ta treo vật có khối lượng m2 = 2 kg dưới m1 bằng sợi dây nhẹ, không dãn. Lấy g = 10 m/s2. Khi hệ đang cân bằng thì người ta đốt dây nối. Chọn chiều dương hướng lên, mốc thời gian lúc hệ bắt đầu chuyển động. Số lần vật qua vị trí lò xo không biến dạng theo chiều dương kể từ lúc vật qua vị trí cân bằng lần thứ nhất đến thời điểm t = 10 s là
A. 17 lần. B. 19 lần. C. 18 lần. D. 16 lần.
Câu 4: Một nguồn âm S là nguồn điểm phát âm đẳng hướng trong môi trường không có sự hấp thụ và phản xạ âm. Tại điểm M cách nguồn âm khoảng MS = 8 m, mức cường độ âm là 50 dB. Mức cường độ âm tại điểm N cách nguồn âm khoảng NS = 16 m là
A. 46 dB. B. 42 dB. C. 44 dB. D. 40 dB.
Câu 5: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C = 20 (F. Người ta tích điện cho tụ điện đến hiệu điện thế cực đại U0 = 4 V. Chọn thời điểm ban đầu t0 = 0 là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện, gọi T là chu kì dao động điện từ trong mạch. Năng lượng điện trường tại thời điểm t = T/8 là
A. 80 (J. B. 80 mJ. C. 160 (J. D. 160 mJ.
Câu 6: Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ đạt giá trị cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất (t = 0,5 (s năng lượng từ trường lớn gấp ba lần năng lượng điện trường. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là
A. 3 (s. B. 6 (s. C. 12 (s. D. 4 (s.
Câu 7: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2( s, quả cầu nhỏ có khối lượng m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc là – 2 cm/s2 thì một vật có khối lượng m2 (biết m2 = m1/2) chuyển động thẳng đều dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật m1, có hướng làm lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của m2 ngay trước lúc va chạm là 3cm/s. Quãng đường mà vật m1 đi được từ lúc va chạm đến khi vật m1 đổi chiều chuyển động là
A. 2 cm. B. 6,5 cm. C. 4 cm. D. 6 cm.
Câu 8: Một đoạn mạch xoay chiều AB được mắc theo thứ tự: cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi, điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Gọi M là điểm giữa cuộn dây và điện trở thuần. Người ta dùng vôn kế lí tưởng đo điện áp hai đầu đoạn mạch AB được 120 V, điện áp đoạn mạch MB được 160 V và uAB và uMB lệch pha nhau (/2 rad. Mạch điện khi đó có
A. UCmax = 150 V. B. ULmax = 200 V. C. UCmax
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Kim Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)