đề kiểm tra đôi tuyển HSG môn tin học

Chia sẻ bởi Lê Văn Khánh | Ngày 26/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra đôi tuyển HSG môn tin học thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HSG TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3 Mã đề HH31610
Bài 1: (7,0 điểm)Diệt Virus (tên chương trình Bai1.pas)
Mô tả: Virus là các đoạn mã được chèn vào chương trình. Không mất tính tổng quát, xem các tệp văn bản là một chương trình. Các đoạn mã Virus có thể chèn vào trong nội dung của chương trình nhiều dạng Virus khác nhau và có thể chèn nhiều lần. Viết chương trình để diệt Virus, với các đoạn mã virus biết trước.
Dữ liệu vào:Trong tệp Virus.inp:
- Dòng đầu tiên gồm 2 số: k và n;
+ k: là số đoạn mã các dạng virus biết trước;
+ n: là số dòng văn bản của tệp chương trình;
- k dòng tiếp theo là đoạn mã của các dạng virus;
- n dòng cuối là số dòng của tệp chương trình.
Dữ liệu ra:
- Dòng đầu là số virus đã diệt được.
- n dòng tiếp theo là số dòng của tệp chương trình sau khi đã diệt virus.
Virus.inp

Virus.out

4 3
ab12
cc333
e1d
hh21
hab12sg tiabcceabhh2abcc333121121d3ab123312n
thanab12h hocab12c333a
loccabccab1233312hhcc3e1hh2ab121d3321333p12

21
hsg tin
thanh hoa
lop12

Bài 2 (7 điểm). Ghi đĩa CD – tên file chương trình Bai2.PAS
Cần lưu trữ N đoạn tin dạng âm thanh (audio), mỗi đoạn tin đều có độ dài L (tính bằng giây) vào đĩa CD. Biết rằng mỗi đĩa CD có thể ghi S giây dữ liệu dạng audio. Khi ghi các đoạn tin lên đĩa CD phải đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
-Điều kiện 1: Mỗi đoạn tin phải được ghi trọn vẹn trên một đĩa CD.
-Điều kiện 2: Hai đoạn tin ghi liên tiếp trên một đĩa CD phải được ngăn cách bằng 1 giây thời gian dừng.
-Điều kiện 3: Số đoạn tin ghi trên một CD không được là số chia hết cho 13.
Yêu cầu: Xác định số đĩa CD ít nhất cần dùng để ghi hết N đoạn tin trên.
Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản BL2.INP gồm một dòng ghi 3 số nguyên dương N, L, S (1≤N≤100; 1≤S≤10000; 1≤L≤S), hai số liên tiếp ghi cách nhau một khoảng trống.
Dữ liệu ra: Ghi vào file văn bản BL2.OUT duy nhất một số nguyên là số đĩa CD ít nhất cần dùng.
Ví dụ:
BL2.INP
BL2.OUT

7 2 6
4

26 3 51
3

Giới hạn thời gian: Với mỗi test, chương trình chạy không quá 01 giây.
Bài 3.(6 điểm) Nhân tử đối xứng – tên file chương trình Bai3.PAS
Xâu đối xứng là là xâu không thay đổi khi ta đọc các kí tự theo chiều ngược lại. Một số nguyên dương X được gọi là có nhân tử đối xứng nếu có thể tạo được xâu đối xứng bằng cách viết liên tiếp các ước số nguyên tố của số đó (không có chữ số 0 ở đầu). Mỗi ước số nguyên tố phải được sử dụng với số lần đúng bằng lũy thừa của nó trong phân tích chuẩn số nguyên dương X thành thừa số nguyên tố.
Ví dụ 48, 2261 đều có nhân tử đối xứng vì 48 = 2*2*2*2*3, 2261 = 7*17*19, tương ứng ta tạo được các xâu 22322, 71917; các số 2123 = 11*193, 33 = 3*11 không là số có nhân tử đối xứng.
Yêu cầu: Cho hai số nguyên dương A, B tìm số các số có nhân tử đối xứng có giá trị nằm giữa A và B.
Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản BL3.INP gồm một dòng ghi hai số A, B cách nhau một khoảng trống.
Dữ liệu ra: Ghi vào file văn bản BL3.OUT một dòng duy nhất giá trị số tìm được
Ví dụ:
BL3.INP
BL3.OUT

2 100
36

Giới hạn:2≤A≤B≤10000; thời gian chương trình chạy mỗi test không quá 01 giây.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)