Đề kiểm tra định kì lần 3-môn Tiếng Việt-Lớp 5
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai |
Ngày 10/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra định kì lần 3-môn Tiếng Việt-Lớp 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 3- LỚP 5 TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Năm học : 2011 – 2012
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng 1 trong 8 đoạn sau, trả lời câu hỏi dựa vào nội dung đoạn đó (bốc thăm) (5 điểm)
1. Đoạn: "Trần Thủ Độ là người có công lập ...lấy vàng, lụa thưởng cho". Bài Thái sư Trần Thủ Độ SGK/15.
2. Đoạn "Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản ... 24 đồng". Bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng SGK/20.
3. Đoạn "Khi Cách mạng thành công ... của Cách mạng". Bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng SGK/20.
4. Đoạn "Mùa đông năm 1637... đền mạng Liễu Thăng". Bài Trí dũng song toàn, SGK/25.
5. Đoạn "Lần khác, khi Giang Văn Minh ...chết như sống". Bài Trí dũng song toàn, SGK/ 26
6. Đoạn "Nhụ nghe bố nói với ông :...để cho ai?". Bài Lập làng giữ biển SGK/36
7. Đoạn "Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm... ba bước chân". Bài Hộp thư mật, SGK/62
8. Đoạn "Từ sáng sớm... tạ ơn thầy". Bài Nghĩa thầy trò, SGK/79
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
Bác Hồ làm phụ bếp
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - thủ đô của nước Anh. Ở đây, có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Các–tơn.
Ở khách sạn Các-tơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Sau khi khách ăn xong, những người này có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi, những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mì và những miếng bít-tết to tướng.
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, thấy những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp. Thấy vậy ông đầu bếp Ét-cốt-phi-e hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên. Vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành. Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh Thành với một ánh mắt trìu mến, biểu hiện sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng của anh.
Em hãy đọc thầm bài “Bác Hồ làm phụ bếp” rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Ở khách sạn Các-tơn, Bác Hồ làm nghề gì ?
a. Làm nghề đầu bếp
b. Làm nghề phụ bếp
c. Làm nghề tiếp tân
Câu 2: Đến lượt mình dọn bàn, anh Thành đã làm gì ?
a. Đem tất cả thức ăn thừa đổ gọn gàng vào cái thùng to rồi bỏ đi
b. Đem tất cả thức ăn thừa, gói lại cẩn thận và cất vào trong tủ bếp
c. Đem thức ăn thừa đưa cho nhà bếp để dành, đưa cho người nghèo
Câu 3: Vì sao ông đầu bếp rất ngạc nhiên trước câu trả lời của anh Thành ?
a. Vì ông thấy anh Thành trả lời rất điềm tĩnh.
b. Vì ông thấy anh Thành biết quý trọng tiền của và biết sống tiết kiệm.
c. Vì ông thấy anh Thành rất thương người nghèo.
Câu 4: Bài đọc trên muốn nói lên điều gì ?
a. Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nhân ái bao la của Bác Hồ.
b. Câu chuyện ca ngợi sự làm việc chăm chỉ, cẩn thận của Bác Hồ.
c. Câu chuyện ca ngợi đức tính tiết kiệm, cần cù của Bác Hồ.
Câu 5: Em hãy điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Vào giờ chơi, các bạn nam chơi đá bóng……các bạn nữ thì say sưa nhảy dây.
Mùa xuân đã về trên vườn hoa trước nhà ……... trời vẫn còn rét căm căm.
Câu 6: Phân tích cấu tạo câu ghép sau:
Tan học, các bạn trai còn mãi đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
Đánh dấu chéo ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu.
Gạch một gạch
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng 1 trong 8 đoạn sau, trả lời câu hỏi dựa vào nội dung đoạn đó (bốc thăm) (5 điểm)
1. Đoạn: "Trần Thủ Độ là người có công lập ...lấy vàng, lụa thưởng cho". Bài Thái sư Trần Thủ Độ SGK/15.
2. Đoạn "Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản ... 24 đồng". Bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng SGK/20.
3. Đoạn "Khi Cách mạng thành công ... của Cách mạng". Bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng SGK/20.
4. Đoạn "Mùa đông năm 1637... đền mạng Liễu Thăng". Bài Trí dũng song toàn, SGK/25.
5. Đoạn "Lần khác, khi Giang Văn Minh ...chết như sống". Bài Trí dũng song toàn, SGK/ 26
6. Đoạn "Nhụ nghe bố nói với ông :...để cho ai?". Bài Lập làng giữ biển SGK/36
7. Đoạn "Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm... ba bước chân". Bài Hộp thư mật, SGK/62
8. Đoạn "Từ sáng sớm... tạ ơn thầy". Bài Nghĩa thầy trò, SGK/79
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
Bác Hồ làm phụ bếp
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - thủ đô của nước Anh. Ở đây, có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Các–tơn.
Ở khách sạn Các-tơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Sau khi khách ăn xong, những người này có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi, những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mì và những miếng bít-tết to tướng.
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, thấy những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp. Thấy vậy ông đầu bếp Ét-cốt-phi-e hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên. Vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành. Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh Thành với một ánh mắt trìu mến, biểu hiện sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng của anh.
Em hãy đọc thầm bài “Bác Hồ làm phụ bếp” rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Ở khách sạn Các-tơn, Bác Hồ làm nghề gì ?
a. Làm nghề đầu bếp
b. Làm nghề phụ bếp
c. Làm nghề tiếp tân
Câu 2: Đến lượt mình dọn bàn, anh Thành đã làm gì ?
a. Đem tất cả thức ăn thừa đổ gọn gàng vào cái thùng to rồi bỏ đi
b. Đem tất cả thức ăn thừa, gói lại cẩn thận và cất vào trong tủ bếp
c. Đem thức ăn thừa đưa cho nhà bếp để dành, đưa cho người nghèo
Câu 3: Vì sao ông đầu bếp rất ngạc nhiên trước câu trả lời của anh Thành ?
a. Vì ông thấy anh Thành trả lời rất điềm tĩnh.
b. Vì ông thấy anh Thành biết quý trọng tiền của và biết sống tiết kiệm.
c. Vì ông thấy anh Thành rất thương người nghèo.
Câu 4: Bài đọc trên muốn nói lên điều gì ?
a. Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nhân ái bao la của Bác Hồ.
b. Câu chuyện ca ngợi sự làm việc chăm chỉ, cẩn thận của Bác Hồ.
c. Câu chuyện ca ngợi đức tính tiết kiệm, cần cù của Bác Hồ.
Câu 5: Em hãy điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Vào giờ chơi, các bạn nam chơi đá bóng……các bạn nữ thì say sưa nhảy dây.
Mùa xuân đã về trên vườn hoa trước nhà ……... trời vẫn còn rét căm căm.
Câu 6: Phân tích cấu tạo câu ghép sau:
Tan học, các bạn trai còn mãi đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
Đánh dấu chéo ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu.
Gạch một gạch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai
Dung lượng: 43,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)