đề kiểm tra cuối năm- cô lợi hg

Chia sẻ bởi Co Loi | Ngày 10/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra cuối năm- cô lợi hg thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Tiếng Việt – Khối 5
Năm học: 2011- 2012

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 điểm)
- GV cho HS bốc thăm và đọc các bài Tập đọc, Học thuộc lòng từ Tuần 29 đến Tuần 33 (Điểm tối đa 4 điểm).
- GV nêu câu hỏi trong đoạn vừa đọc để HS trả lời (Điểm tối đa 1 điểm)
II. ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( 5 điểm)
Đọc thầm bài “ Tà áo dài Việt Nam” SGK, TV5. Tập 2 trang 122 và khoanh vào ý đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Người phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc chiếc áo dài bên ngoài có màu gì?
a. Màu mỡ gà.
b. Hồng cánh sen.
c. Thẫm màu.
Câu 2: Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945 phụ nữ mặc áo dài nào phổ biến hơn cả?
a. Áo hai thân.
b. Áo tứ thân.
c. Áo năm thân.
Câu 3: Từ những năm nào của thế kỉ XX chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời?
a. Từ những năm 30
b. Từ những năm 50
c. Từ những năm 70
Câu 4: Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
a. Chiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến chỉ còn hai thân trước và sau.
b. Chiếc áo dài tân thời có thêm phong cách phương Tây hiện đại.
c. Cả hai ý a, b đều đúng.
Câu 5: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài?
Câu 6: Trong cụm từ “vàng mở gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy...” dấu phẩy có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu 7: Trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân” dấu hai chấm có tác dụng gì?
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. (
b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. ( c. Báo hiệu một sự liệt kê
Câu 8: Câu nào dưới đây là câu ghép?
a. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.
b. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
c. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mền mại và thanh thoát hơn.
Câu 9 : Câu nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ trẻ em?
a. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.
b. Người dưới 18 tuổi
c. Người dưới 16 tuổi
Câu 10: Hãy đặt một câu có sử dụng cụm từ “ Phụ nữ Việt Nam” làm chủ ngữ?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. CHÍNH TẢ: (5 điểm ).
GV đọc cho học sinh viết bài : Con gái ( SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 112) đoạn: Từ “ Mẹ sắp sinh em bé……tức ghê!.”


II. TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm )
Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học.































ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC: 2011- 2012

A.Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: Tùy vào kết quả đọc của HS mà GV đánh giá điểm.
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi.( mỗi câu đúng được 0,5 điểm )
Câu 1:c. Thẫm màu.
Câu 2: b. Áo tứ thân.
Câu 3: a. Từ những năm 30
Câu 4: c. Cả hai ý a, b đều đúng.
Câu 5: Nêu được “Trong tà áo dài người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, dịu dàng hơn, thướt tha hơn ....
Câu 6: a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Câu 7: c. Báo hiệu một sự liệt kê
Câu 8: b. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
Câu 9 : c. Người dưới 16 tuổi
Câu 10:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Co Loi
Dung lượng: 43,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)