đề kiểm tra chất lượng học kì 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền | Ngày 27/04/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra chất lượng học kì 1 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT ĐỖ HUY LIÊU
Đề thi có 04 trang
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12
NĂM HỌC 2016-2017
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)




Họ, tên thí sinh:............................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Để xác định một hành vi nào đó là vi phạm pháp luật, chúng ta phải căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản nào?
A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Hành vi trái pháp luật.
Câu 2: Đọc thông tin sau: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.” (Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội sửa đổi năm 2010). Điều đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật qua thông tin trên?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính độc lập tương đối.
Câu 3: Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là
A. quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành.
B. sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm.
C. hành vi vi phạm pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý.
D. các yếu tố của cấu thành vi phạm pháp luật.
Câu 4: Công ty Formosa xả thải các chất độc ra biển gây ra cá chết hàng loạt tại biển các tỉnh miền Trung, gây ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là
A. trách nhiệm hình sự và dân sự. B. trách nhiệm hành chính và dân sự.
C. trách nhiệm hình sự và hành chính. D. trách nhiệm kỷ luật và dân sự.
Câu 5: Chỉ ra sự cần thiết của pháp luật đối với mỗi người và đối với toàn xã hội?
A. Đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người trong xã hội.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, xã hội ổn định và phát triển.
C. Cuộc sống của mọi người được ổn định.
D. Đem hạnh phúc, bình yên cho mọi người trong xã hội.
Câu 6: Pháp luật bắt buộc đối với ai?
A. Đối với mọi công dân. B. Đối với mọi tổ chức, xã hội.
C. Đối với mọi cơ quan, nhà nước. D. Đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 7: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người từ đủ
A. 14 tuổi trở lên. B. 18 tuổi trở lên. C. 16 tuổi trở lên. D. 15 tuổi trở lên.
Câu 8: Ông Nguyễn Văn Tình đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông Tình đã
A. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.
B. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
C. thúc đẩy kinh doanh phát triển.
D. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.
Câu 9: Để quản lí xã hội, nhà nước sử dụng pháp luật như là một phương tiện
A. tuyệt vời nhất. B. tốt nhất. C. hữu hiệu nhất. D. duy nhất.
Câu 10: Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Nội quy Công ty may Việt Tiến. B. Điều lệ Ngân hàng cổ phần Nam Á.
C. Luật doanh nghiệp. D. Điều lệ của Công đoàn.
Câu 11: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật, đòi hỏi nhà nước phải làm gì để người dân biết được những quy định của pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Không ngừng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục bằng nhiều cách khác nhau.
B. Kiểm tra, giám sát một số hoạt động cho là cần thiết.
C. Cho người dân tự do lựa chọn hành động theo ý mình.
D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)