ĐỀ KIỂM TRA (BÀI VIẾT SỐ 5) NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: Ngữ văn KHỐI:10 CHƯƠNG TRÌNH: GDTX Thời gian: 90 phút

Chia sẻ bởi Phạm Khánh Tài | Ngày 26/04/2019 | 184

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA (BÀI VIẾT SỐ 5) NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: Ngữ văn KHỐI:10 CHƯƠNG TRÌNH: GDTX Thời gian: 90 phút thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tuần:
Tiết:
SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA (BÀI VIẾT SỐ 5) NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: Ngữ văn KHỐI:10 CHƯƠNG TRÌNH: GDTX
Thời gian: 90 phút
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn: đặc biệt là văn thuyết minh
- Vận dụng những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm giới thiệu về một sự vật hiện tượng
- Rút ra những kinh nghiệm cần thiết để bài làm văn sau đạt kết quả hơn.
II. Hình thức kiểm tra: Tự luận
III. Thiết lập ma trận:
Chủ đề cần kiểm tra: thuyết minh về một sự vật hiện tượng, HS cần đạt các chuẩn đánh giá:
+ Nhận biết: Xác định đúng kiểu bài thuyết minh về một sự vật hiện tượng
+ Thông hiểu: hiểu được nội dung biểu đạt, phát hiện được giá trị của chiếc cầu hàng ngày mình đi qua khi đặt chân đến trường
+ Vận dụng: kiến thức thực tế đời sống kết hợp các phương thức biểu đạt để trình bày những cảm nhận suy nghĩ của bản thân.
IV. Biên soạn đề kiểm tra:
Đề: Em hãy giới thiệu về chiếc cầu hàng ngày mình đi qua khi đặt chân đến trường.
V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
1. Kĩ năng: HS biết làm bài văn thuyết minh, kết cấu bài viết rõ ràng thể hiện cảm xúc; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ, đúng chính tả.
2. Nội dung:
Đề tài đã có học trong chương trình nên HS dễ dàng nêu ‎‎ý kiến của bản thân, có thể trình bày theo các ý sau:

Ý
Nội dung
Điểm

1
Giới thiệu nội dung luận đề thuyết minh
0,5


Chiếc cầu không chỉ là phương tiện giúp đi lại khi đến trường mà là nơi lưu dấu bao kỉ niệm mỗi lần chúng ta bước chân đi qua.


2
Nội dung thuyết minh

9,0



- Thời gian, địa điểm chiếc cầu được xây dựng

- Kiến trúc, cấu tạo, đặc điểm,… của chiếc cầu

- Vai trò, ý nghĩa của chiếc cầu
2,0

5,0

2,0


3
Đánh giá
0,5


Chiếc cầu một hình ảnh thật quen thuộc hàng ngày giúp cho rất nhiều học sinh và người dân trong khu vực lưu thông một cách dễ dàng. Trong thâm tâm mọi người có lẽ thầm nghĩ “mình không thể thiếu nó”.


* Lưu ý: Học sinh phải vận dụng tốt kĩ năng làm văn thuyết minh, lập luận trong sáng, mạch lạc, cảm thụ sâu, có sáng tạo mới đạt điểm tối đa trong khung điểm.
Hết
……………………………………………………..
Duyệt của tổ CM GV: Trần Thị Thu Hương
Tuần:
Tiết:
SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA (THƯỜNG XUYÊN LẦN 4) NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: Ngữ văn KHỐI:10 CHƯƠNG TRÌNH: GDTX
Thời gian :15 phút.


Thiết lập ma trận
Mức độ

Chủ
đề

Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng thấp


Vận dụng cao

Cộng


Tự luận
Tự luận
Tự luận
Tự luận


Chủ đề: Văn học: “Phú sông Bạch Đằng”, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
Nghệ thuật, nội dung của chi tiết trong tác phẩm





2
8


10 điểm = 100%

Tổng số điểm
20%= 2 điểm
80%= 8 điểm


10 điểm


II. Đề:
Câu 1: Nêu ý nghĩa văn bản bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu? (2đ)
Câu 2: Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Thân Nhân Trung)

Câu văn trên tác giả đề cao vai trò của đối tượng nào? (1đ)
Trong câu văn trên, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có nghĩa là gì? (3đ)
c. Xác định biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong câu văn trên? (2đ)
d. Theo em, vì sao người hiền tài được coi trọng? (2đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Khánh Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)