đề kiểm tra

Chia sẻ bởi Dương Thái Liên | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI LẠI
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn – lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm): Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp trong ngữ liệu sau:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Trích “Chinh phụ ngâm”)
Câu 2 (3 điểm): Tàn phá rừng là gián tiếp hủy hoại môi trường sống của mình.
Quan điểm của anh (chị) như thế nào? Hãy viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 300 từ) về vấn đề này.
Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ “Trao duyên” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
“…Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung…”
(Ngữ văn 10, tập 2, trang 104, NXB GD)

….HẾT….





TRUNG TÂM GDTX
THỊ XÃ PHƯỚC LONG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẠI
Môn: Ngữ văn (Năm học 2010 – 2011)
Lớp 10
Câu 1(2 điểm)
Điệp ngữ được sử dụng trong ngữ liệu, các từ : “cùng”, “thấy”, “ngàn dâu”. (1 điểm)
Tác dụng: Nhấn mạnh không gian rộng lớn, buồn cô đơn. Qua đó diễn tả sự cách xa đôi ngả và tâm trạng vô vọng của người chinh phụ.(1 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài văn viết mạch lạc, lưu loát, không sai lỗi diễn đạt, từ ngữ, ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý sau đây:
Mở bài: (0,5 điểm)
Rừng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với môi trường với cuộc sống của nhân loại.
Dẫn ý kiến nêu trong bài…
Thân bài: (2 điểm)
Tàn phá rừng là tàn phá nguồn tài nguyên phục vụ con người, hủy hoại môi trường sống trầm trọng..(dẫn chứng).
Tàn phá rừng là tàn phá môi trường sống của nhiều loại động - thực vật (dẫn chứng).
Tàn phá rừng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người: lũ lụt, hạn hán…
Kết bài: (0,5 điểm)
Tàn phá rừng là tự làm hại mình.
Trách nhiệm bảo vệ rừng của mọi người, của bản thân.
Câu 3 (5 điểm):
Yêu cầu về kĩ năng:
Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hiểu yêu cầu của đề. Bài làm có luận điểm, dẫn chứng cụ thể, hợp lí. Hạn chế lỗi diễn đạt, dùng từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo ý của mình, nhưng cần đảm bảo các ý sau:
A. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du
Tác phẩm “Truyện Kiều” và đoạn trích “Trao duyên”.
Thân bài:
Học sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ, cần đảm bảo các ý:
Thúy Kiều trao duyên – nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.
Kiều nhờ cậy Vân (phân tích sắc thái biểu cảm của các từ ngữ: “cậy”, “lạy”, “thưa”). Lời xưng hô của Kiều vừa cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.
Kiều kể lại mối tình của mình với chàng Kim: Thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. Cách kể, ngôn ngữ nhấn về phía mong manh nhanh tan vỡ của mối tình.
=>Kiều khéo léo, tinh tế, bề ngoài tưởng như Kiều bình tĩnh quyết đoán, nhưng sâu thẳm trong lòng là nỗi đau đớn, xót xa.
- Kiều trao kỉ vật cho em – bi kịch tình yêu tan vỡ.
Chú ý phân tích các kỉ vật “chiếc vành”, “bức tờ mây”. Phân tích từ “của chung” -> mâu thuẫn giằng xé giữa lí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thái Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)