Đề kiểm tra
Chia sẻ bởi Trường Thcs Nhuận Phú Tân |
Ngày 17/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
TÊN CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM (LỚP 6)
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Hiểu được đặc trưng của các thể loại truyện dân gian (truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười) qua các tác phẩm cụ thể.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản truyện dân gian Việt Nam và nước ngoài.
b. Kĩ năng:
- Biết cách đọc – hiểu các thể loại truyện dân gian theo đặc trưng của từng thể loại.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn, bài văn tự sự.
c. Thái độ:
- Bồi dưỡng niềm tự hào đối với nguồn gốc giống nòi, với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Biết cảm thông với số phận những con người bất hạnh; biết tin vào đạo đức, công lý, lý tưởng nhân đạo, những khả năng kì diệu, siêu việt của con người; sống yêu đời, lạc quan.
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho HS
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nhận biết các thông tin về tác phẩm thể loại
- Tóm tắt được cốt truyện, chỉ ra được đề tài chủ đề và tác phẩm.
- Nhận diện hệ thống nhân vật ( nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính nghĩa – phi nghĩa)
- Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của mỗi truyện và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.
- Hiểu đặc điểm thể loại truyện
- Lý giải sự phát triển của tình tiết, sự kiện, tình huống
- Chỉ ra được nguồn gốc ra đời đặc điểm tính cách, số phận của nhân vật, ý nghĩa
- Lý giải ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm
- Vận dụng hiểu biết về tác phẩm, thể loại để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm
So sánh giữa các tình tiết, sự kiện, tình huống trong cùng một tác phẩm hoặc giữa các tác phẩm cùng thể loại để chỉ ra điểm giống và khác nhau
- Từ cuộc đời, tính cách, số phận của nhân vật khái quát giá trị nội dung của tác phẩm, ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gửi đến bạn đọc
- Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra điểm khác biệt giữa các chi tiết trong cùng tác phẩm hoặc cùng thể loại
- Đọc diễn cảm tác phẩm
- Kể chuyện theo ngôi kể
- Thuyết trình về tác phẩm
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng một thể loại
- Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân (những bài học rút ra và được vận dụng vào cuộc sống)
- Kể sáng tạo
- Chuyển thể văn bản (thơ, kịch, vẽ tranh ...)
- Nghiên cứu KH, dự án
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1 Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng
A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược
C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc .
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm
để bảo vệ non sông đất nước .
Đáp án :
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước .
Câu 2: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.
B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
D. Tình làng nghĩa xóm.
Đáp án:
B Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 3 :Truyện Thánh Gióng là thuộc kiểu văn bản gì?
A. Tự sự.
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Đáp án:
A. Tự sự.
Câu 4 : Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
A. Hùng Vương kén rể.
B. Hùng Vương không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường Thcs Nhuận Phú Tân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)