ĐỀ KIỂM TRA 15P -LẦN 2 - KHỐI 11
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hạnh |
Ngày 26/04/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA 15P -LẦN 2 - KHỐI 11 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TỔ VĂN - GDCD
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - LẦN II
NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó?
Câu 3: Tác giả đặt ra vấn đề gì cho người hiền và để làm rõ vấn đề đó, người viết dùng hình ảnh nào? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
Câu 4: Việc mở đầu văn bản bằng lời Khổng Tử có tác dụng gì với các Nho sĩ thời đó?
Câu 5: Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7) câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của hiền tài trong thời đại hôm nay
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TỔ VĂN - GDCD
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - LẦN I
NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Hỡi ôi!
1. Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.
2. Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.
Nhớ linh xưa:
3. Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
4. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
5. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó?
Câu 3: Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Câu “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó” nói về điều gì?
Câu 5: Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7) câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta thế kỉ XIX?
ĐÁP ÁN
ĐỀ 1
Câu 1 (1 điểm)
Đoạn văn trích trong văn bản “Chiếu cầu hiền”
Do Ngô Thì Nhậm sáng tác
Câu 2 (2 điểm): Hoàn cảnh sáng tác văn bản
- Hoàn cảnh rộng: Cuối thế kỉ XVIII, tình hình xã hội rất rối ren, phức tạp: mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê chúa Trịnh, quân Thanh xâm lược. Lê - Trịnh sụp đổ, kẻ sĩ lúng túng, bi quan. Năm 1789: Ng.Huệ đem quân ra Bắc “Phù Lê diệt Trịnh”, đại phá quân Thanh, lên ngôi hoàng đế
- Hoàn cảnh cụ thể: Xh loạn lạc khiến sĩ phu Bắc Hà phân hóa dữ dội, lúng túng trong ứng xử:
Phần lớn : Trốn tránh không ra làm quan
1 số người : Bất hợp tác & chống đối Tây Sơn
Chỉ 1 số ít: Ủng hộ Tây Sơn
Trước tình hình ấy, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết bài “Chiếu cầu hiền”
Câu 3: (2 điểm)
- Vai trò của người hiền tài được đặt ra “như sao sáng trên trời cao”- là tinh hoa, tinh tú của trời đất non sông -> Phải do thiên tử sử dụng.
- Hình ảnh so sánh:
+ Người hiền như sao sáng trên trời, thiên tử là sao Bắc Đẩu
+ Quy luật vận động của tự nhiên: Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc thần…
-> Không làm như vậy là trái với đạo trời, trái với quy luật cuộc sống.
Câu 4 (2 điểm)
- Dùng hình ảnh so sánh lấy từ Luận ngữ của Khổng Tử -> Có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với sĩ phu Bắc Hà. Đó là chân lí, là tất yếu, ý trời. Làm cơ sở cho việc chiêu hiền đãi sĩ: cầu hiền là việc làm hợp ý trời, lòng dân.
- Tác giả đánh trúng tâm lí của của kẻ sĩ bằng lập luận thuyết phục: Nhà vua lấy đức để cai trị đất nước, cũng giống như sao Bắc Thần ở đúng vị trí của mình, các sao khác phải chầu về.
Câu 5 (3 điểm): HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song cần đảm bảo 1 số nội
TỔ VĂN - GDCD
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - LẦN II
NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó?
Câu 3: Tác giả đặt ra vấn đề gì cho người hiền và để làm rõ vấn đề đó, người viết dùng hình ảnh nào? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
Câu 4: Việc mở đầu văn bản bằng lời Khổng Tử có tác dụng gì với các Nho sĩ thời đó?
Câu 5: Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7) câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của hiền tài trong thời đại hôm nay
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TỔ VĂN - GDCD
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - LẦN I
NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Hỡi ôi!
1. Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.
2. Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.
Nhớ linh xưa:
3. Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
4. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
5. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó?
Câu 3: Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Câu “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó” nói về điều gì?
Câu 5: Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7) câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta thế kỉ XIX?
ĐÁP ÁN
ĐỀ 1
Câu 1 (1 điểm)
Đoạn văn trích trong văn bản “Chiếu cầu hiền”
Do Ngô Thì Nhậm sáng tác
Câu 2 (2 điểm): Hoàn cảnh sáng tác văn bản
- Hoàn cảnh rộng: Cuối thế kỉ XVIII, tình hình xã hội rất rối ren, phức tạp: mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê chúa Trịnh, quân Thanh xâm lược. Lê - Trịnh sụp đổ, kẻ sĩ lúng túng, bi quan. Năm 1789: Ng.Huệ đem quân ra Bắc “Phù Lê diệt Trịnh”, đại phá quân Thanh, lên ngôi hoàng đế
- Hoàn cảnh cụ thể: Xh loạn lạc khiến sĩ phu Bắc Hà phân hóa dữ dội, lúng túng trong ứng xử:
Phần lớn : Trốn tránh không ra làm quan
1 số người : Bất hợp tác & chống đối Tây Sơn
Chỉ 1 số ít: Ủng hộ Tây Sơn
Trước tình hình ấy, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết bài “Chiếu cầu hiền”
Câu 3: (2 điểm)
- Vai trò của người hiền tài được đặt ra “như sao sáng trên trời cao”- là tinh hoa, tinh tú của trời đất non sông -> Phải do thiên tử sử dụng.
- Hình ảnh so sánh:
+ Người hiền như sao sáng trên trời, thiên tử là sao Bắc Đẩu
+ Quy luật vận động của tự nhiên: Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc thần…
-> Không làm như vậy là trái với đạo trời, trái với quy luật cuộc sống.
Câu 4 (2 điểm)
- Dùng hình ảnh so sánh lấy từ Luận ngữ của Khổng Tử -> Có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với sĩ phu Bắc Hà. Đó là chân lí, là tất yếu, ý trời. Làm cơ sở cho việc chiêu hiền đãi sĩ: cầu hiền là việc làm hợp ý trời, lòng dân.
- Tác giả đánh trúng tâm lí của của kẻ sĩ bằng lập luận thuyết phục: Nhà vua lấy đức để cai trị đất nước, cũng giống như sao Bắc Thần ở đúng vị trí của mình, các sao khác phải chầu về.
Câu 5 (3 điểm): HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song cần đảm bảo 1 số nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)