Đề kiểm tra 15 sinh 11 K2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huơng Giang | Ngày 26/04/2019 | 134

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra 15 sinh 11 K2 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Đề Kt sinh 11 K2 15

Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ các bộ phận chính nào
A. Tim và hệ mạch
B. Tim, máu và hệ mạch
C. Tim, dịch tuần hoàn và hệ mạch
D. Tim, động mạch, tĩnh mạch và dịch tuần hoàn
C


Động vật đơn bào trao đổi chất qua
A. Hệ tuần hoàn đơn
B. Hệ tuần hoàn kín
C. Hệ tuần hoàn hở
D. Bề mặt cơ thể
D


Chức năng chính của hệ tuần hoàn là:
A. Vận chuyển máu từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
B. Vận chuyển chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
C. Vận chuyển dinh dưỡng từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
D. Vận chuyển oxi từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
B


Hệ tuần hoàn hở có ở các loài động vật
A. Các loài động vật sống dưới nước
B. Các ngành động vật không xương sống
C. Ngành chân khớp, thân mềm và các ngành giun
D. Ngành chân khớp và thân mềm
D


Hệ tuần hoàn của giun đốt thuộc loại hệ tuần hoàn nào?
A. Hệ tuần hoàn kín
B. Hệ tuần hoàn hở
C. Chưa có hệ tuần hoàn riêng biệt
D. Tuỳ từng loài giun cụ thể
A


Tại sao hệ tuần hoàn của cá chép được gọi là hệ tuần hoàn đơn
A. Vì tim cá chép chỉ có 1 ngăn
B. Vì hệ tuần hoàn của ác chép chỉ gồm 1 vòng tuần hoàn
C. Vì hệ mạch của cá chép chỉ gồm 1 loại mạch (mao mạch)
D. Vì hệ mạch của cá chép chỉ gồm 1 loại mạch (động mạch)
B


Nhóm động vật nào sau đây có máu đi nuôi cơ thể là máu pha
A. Cá chép, ếch, thằn lằn, bồ câu
B. Cá chép, cá sấu, bồ câu, thỏ
C. Ếch, cóc, nhái, cá sấu
D. Ếch, cóc, nhái, rắn
D


Nhóm động vật nào sau đây có máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi
A. Cá chép, ếch, thằn lằn, bồ câu
B. Cá chép, cá sấu, bồ câu, thỏ
C. Ếch, cóc, nhái, cá sấu
D. Ếch, cóc, nhái, rắn
B


Tim có thể hoạt động trong môi trường nào?
A. Chỉ trong môi trường cơ thể
B. Trong môi trường có đủ oxi và dinh dưỡng
C. Trong môi trường có đủ oxi, dinh dưỡng và nhiệt độ thích hợp
D. Trong bất kì môi trường nào
C


Tim co dãn tự động theo chu kì nhờ
A. Hệ dẫn truyền tim
B. Nút xoang nhĩ
C. Bó His
D. Mạng Puôckin
A


Ở trạng thái bình thường, một chu kì của quả tim dài
A. 0,1 s
B. 0,3 s
C. 0,4 s
D. 0,8 s
D


Ở trạng thái bình thường, thời gian làm việc của tim trong một chu kì là
A. 0,1 s
B. 0,3 s
C. 0,4 s
D. 0,8 s
C


Ở trạng thái bình thường, thời gian làm việc của tâm thất trong một chu kì là
A. 0,1 s
B. 0,3 s
C. 0,4 s
D. 0,8 s
B


Ở trạng thái bình thường, thời gian làm việc của tâm nhĩ trong một chu kì là
A. 0,1 s
B. 0,3 s
C. 0,4 s
D. 0,8 s
A


Huyết áp là gì?
A. Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
B. là áp lực máu tác dụng lên thành quả tim
C. Là áp lực máu tác dụng lên thành quả tim và thành mạch
D. Là tổng áp lực bên trong và bên ngoài tác dụng lên thành mạch
A


Huyết áp ở đâu là lớn nhất?
A. Động mạch
B. Mao mạch
C. Tĩnh mạch
D. Như nhau trên toàn hệ mạch
A


Huyết áp ở đâu là nhỏ nhất?
A. Động mạch
B. Mao mạch
C. Tĩnh mạch
D. Như nhau trên toàn hệ mạch
C


Huyết áp tâm thu ở người bình thường có giá trị khoảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huơng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)