ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI: 12 Thời gian: 15 phút.

Chia sẻ bởi Phạm Khánh Tài | Ngày 26/04/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI: 12 Thời gian: 15 phút. thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1 HỌC KỲ II NĂM HỌC2015 – 2016
MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI: 12 CHƯƠNG TRÌNH: CƠ BẢN HỆ: PT
Thời gian làm bài: 15 phút. ( Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 1:
Câu 1(3,5đ): Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta. Vì sao trong khu vực II: giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến?
Câu 2(6,5đ):Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Nêu đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền.


Duyệt của tổ chuyên môn Giáo viên ra đề

Nguyễn Thị Thúy An

































SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1 HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI: 12 CHƯƠNG TRÌNH: CƠ BẢNHỆ: PT
Đề 1:
Câu 1: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta.
- Tăng tỉ trọng khu vực II, giảmtỉ trọng khu vực I, khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
- Chuyển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
*Vì sao trong khu vực II: giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến?
- Vì phát triển công nghiệp khai thác lâu dài dẫn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, giá trị kinh tế thấp.
- Phát triển công nghiệp chế biến nâng cao giá thành sản phẩm.

1.0đ

1.0đ



1.0đ

0.5đ

Câu 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá đa dạng ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
+ Sự phân hóa địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: Ở miền núi, thế mạnh là cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. Ở đồng bằng, thế mạnh là cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản.
- Khó khăn:
+ Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa làm tăng tính bấp bênh của nông nghiệp.
+ Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…
*Nêu đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền.
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều lao động, năng suất lao động thấp.
- Sản xuất nhiều loại sản phẩm và phần lớn để tiêu dùng tại chỗ.
- Mang tính tiểu nông, tự cấp, tự túc.
- Phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ của nước ta.



1.0đ

1.5đ



0.5đ
0.5đ

1.0đ

1.0đ
0.5đ
0.5đ


Duyệt của tổ chuyên môn Giáo viên

Nguyễn Thị Thúy An











SỞ GD VÀ ĐT LONG AN
TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ BÌNH

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1 HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP: 12CHƯƠNG TRÌNH : CƠ BẢN HỆ: PT
Đề 1:
Chủ đề
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
………………
35%TSĐ; 3,5 điểm
Số câu:1 câu
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta.

..................................
Số điểm: 2,0 điểm
Số câu: 0.5
Vì sao trong khu vực II: giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến?

…………………………………..
Số điểm: 1,5 điểm
Số câu: 0.5


Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
………………

65%TSĐ; 6,5 điểm
Số câu:1 câu
Nêu đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền.
…………….............
Số điểm: 3,0 điểm
Số câu:0.5

Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để nước ta phát triển một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Khánh Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)